Mới đây, các nhà khoa học Nhật Bản tạo ra hợp kim cứng như thép nhưng co giãn như cao su khi điều kiện môi trường thay đổi trong khi cũng linh hoạt hơn 20 lần so với hợp kim thông thường.
Hợp kim này được tạo ra từ các kim loại titan và niken bởi các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản (NIMS).
Trải qua 3 bước chế tạo, hợp kim này có đặc tính vừa bền vừa đàn hồi ngay cả ở môi trường nhiệt độ cao. Bước đầu tiên, vật liệu được biến đổi hình dạng và có thể kéo giãn thêm 50%.
Bước thứ 2, nó được nung nóng đến 300 độ C và kéo giãn lần thứ hai. Tuy nhiên, lần này nó chỉ có thể giãn thêm 12%. Ở bước cuối cùng, kim loại siêu bền và co giãn này có thể chịu được áp suất gấp 18.000 lần so với áp suất khí quyển bình thường.
Như vậy, vật liệu mới này có độ bền tương đương với thép thông thường và có khả năng duy trì các đặc tính đó ở phạm vi nhiệt độ từ -80 độ C đến 80 độ C.
Với ưu điểm vượt trội như vậy, siêu vật liệu này có thể được dùng cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có khả năng ứng dụng để chế tạo máy bay biến hình, chẳng hạn như máy bay có thể thay đổi hình dạng đôi cánh để hỗ trợ tăng tốc hoặc giảm tốc.
Máy bay biến hình vẫn là một khái niệm trong khoa học viễn tưởng vì các nhà khoa học gặp khó khăn trong việc phát triển một vật liệu đủ linh hoạt để đạt được hiệu ứng biến hình và đủ mạnh để chịu đựng sự khắc nghiệt của việc bay.
Tuy nhiên, hợp kim này có sức mạnh như thép nhưng có thể co giãn như cao su khi điều kiện môi trường thay đổi có thể mang lại kỳ vọng cho việc phát triển thiết bị bay đặc biệt.
Nhóm nghiên cứu giải thích hợp kim hiển thị những đặc tính này vì nó giống như thủy tinh hơn là kim loại. So với thủy tinh thông thường, hợp kim có những vùng "hạt" biến dạng.
Nói đơn giản, hợp kim có những vùng mà các phân tử sắp xếp theo cách hỗ trợ sự biến dạng của vật liệu thay vì bị vỡ. Sự vắng mặt của các hạt biến dạng này trong thủy tinh làm cho nó dễ vỡ, trong khi sự hiện diện của chúng làm cho vật liệu này cực kỳ linh hoạt.
Theo nhóm nghiên cứu, phương pháp phát triển vật liệu khá đơn giản, nó có thể dễ dàng được tái tạo trong các phòng thí nghiệm khác và có thể áp dụng công nghiệp quy mô lớn.
-
Ngành xây dựng đang thay đổi ra sao? 10 vật liệu mới sẽ khiến bạn bất ngờ!
Trong bối cảnh ngành xây dựng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ, 10 vật liệu mới đang nổi lên như những giải pháp đột phá, góp phần định hình tương lai. Từ gỗ trong suốt cho đến công nghệ in 3D, những vật liệu này không chỉ mang đến sự bền vững mà còn mở ra vô vàn cơ hội sáng tạo trong kiến trúc.
-
Vỏ container “made in Vietnam” có gì đặc biệt mà lại lọt vào tầm ngắm của nhiều ông lớn logistics thế giới?
Vỏ container “made in Vietnam” được làm từ thép HRC, mác SPA-H đặc chủng, kháng thời tiết, sản phẩm của Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất. Sản phẩm này được thiết kế, sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật...
-
Có gì tại triển lãm máy móc, thiết bị và công nghệ xi măng, bê tông Việt Nam 2024?
Ngày 13/11, Triển lãm máy móc, thiết bị và công nghệ xi măng, bê tông Việt Nam 2024 được khai mạc tại Hà Nội, quy tụ 100 doanh nghiệp đến từ các quốc gia đầu ngành như Trung Quốc, Đức, Việt Nam, Malaysia....
-
Biết gì về vật liệu thanh cốt thép GFRP mà Tập đoàn Hàn Quốc vừa đề nghị Đồng Nai hợp tác, phát triển sản phẩm?
So với cốt thép thông thường, thanh cốt thép GFRP có những đặc tính như độ bền 100 năm với khả năng chống ăn mòn, trọng lượng bằng 1/4 so với cốt thép thông thường và có độ bền cao hơn gấp đôi. Vật liệu này có thể áp dụng cho các kết cấu kiến trúc và...