Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã chứng khoán: VCB) vừa công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022. Trong đó, HĐQT Vietcombank dự kiến trình cổ đông xem xét thông qua phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 và 2020.
Cụ thể, Vietcombank dự kiến phát hành gần 856,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 18,1% (cổ đông sở hữu 1000 cổ phần tại thời điểm phát hành sẽ được nhận số cổ phần mới tối đa là 181 cổ phần).
Thời gian thực hiện trong năm 2022, thời điểm cụ thể giao cho HĐQT quyết định sau khi được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền. Cổ phiếu phát hành thêm cho cổ đông hiện hữu từ nguồn vốn chủ sở hữu sẽ được đăng ký tập trung tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) và niêm yết bổ sung tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) theo đúng quy định của pháp luậ
Đối tượng phát hành là các cổ đông có tên trong danh sách cổ đông của VCB tại thời điểm chốt quyền được xác định theo thông báo về ngày chốt quyền của VCB đối với đợt phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau thuế, sau trích lập các quỹ, chia cổ tức tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt. Các cổ đông này được hưởng quyền theo quy định của pháp luật.
Nguồn vốn thực hiện là từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 sau thuế, sau trích lập các quỹ, chia cổ tức tiền mặt, chia cổ tức bằng cổ phiếu và nguồn lợi nhuận còn lại năm 2020 sau thuế, sau trích lập các quỹ và chia cổ tức bằng tiền mặt.
Dự kiến sau khi hoàn tất phát hành, vốn điều lệ Vietcombank sẽ tăng thêm gần 8.566 tỷ đồng, từ 47.325 tỷ lên 55.891 tỷ đồng.
Nói về mục đích của việc tăng vốn điều lệ, Vietcombank cho biết, thực hiện chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) về cơ cấu lại ngành ngân hàng, Vietcombank định hướng chiến lược phát triển đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030 là: Trở thành ngân hàng số 1 tại Việt Nam, một trong 100 ngân hàng lớn nhất khu vực Châu Á, một trong 300 tập đoàn tài chính ngân hàng lớn nhất thế giới, một trong 1000 doanh nghiệp niêm yết lớn nhất toàn cầu có đóng góp lớn vào sự phát triển của Việt Nam.
Bên cạnh đó, tại Quyết định số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018, Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng Việt Nam với mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam sẽ có 3-5 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nước ngoài. “Với vai trò là một trong những ngân hàng thương mại thực hiện mục tiêu trên 3/10 của ngành, Vietcombank xác định việc tăng quy mô vốn điều lệ là vô cùng cần thiết để hướng tới niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài”, Vietcombank cho biết tại dự thảo phương án tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại năm 2019 và 2020.
Do đó, Vietcombank cho rằng cần phải tiếp tục thực hiện tăng vốn điều lệ, tăng vốn chủ sở hữu nhằm nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị để từng bước hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược. Nếu không tăng được vốn, Vietcombank sẽ không đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cấp tín dụng cho nền kinh tế của Vietcombank, ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của Vietcombank cũng như đóng góp của Vietcombank cho ngân sách nhà nước.
Căn cứ vào kế hoạch tăng vốn và kế hoạch kinh doanh 2022, Vietcombank dự kiến một số chỉ tiêu kinh doanh chính năm 2022 như sau: lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 27.389 tỷ đồng, tăng tối thiểu 12%, tổng tài sản đạt 1,4 triệu tỷ đồng, tăng 8%; dư nợ tín dụng đạt 972.580 tỷ đồng, tăng 15%; huy động vốn đạt 1,13 triệu tỷ đồng, dự kiến tăng 9%.
-
Năm Bảy Bảy vay Vietcombank 900 tỷ đầu tư dự án De Lagi Bình Thuận
Công ty Cổ phần Đầu tư Năm Bảy Bảy (mã chứng khoán: NBB) vừa công bố thông tin về việc đã ký kết hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Nam Bình Dương, hạn mức 900 tỷ đồng để đầu tư vào Dự án Khu nghỉ dưỡng cao cấp De Lagi tại tỉnh Bình Thuận.
-
Vì sao Eximbank muốn chuyển trụ sở chính ra Hà Nội?
Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) vừa công bố nghị quyết HĐQT, chấp thuận đề xuất của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Cảnh Anh về việc thông qua chương trình và tài liệu họp ĐHĐCĐ bất thường, dự kiến tổ chứ...
-
Thị trường bất động sản Trung Quốc có nhiều tín hiệu phục hồi
Tại thành phố Vô Tích, phía Tây Thượng Hải, nhiều người đang tham gia chương trình đổi nhà cũ lấy nhà mới. Còn ở Quảng Châu, phía Nam Trung Quốc và thủ đô Bắc Kinh, người mua nhà đang tận dụng giá thấp để mua thêm căn nhà thứ hai....
-
Hấp lực của Hanoi Melody Residences: 3 lý do người mua “chốt” nhanh chóng
Là dự án hiếm đang triển khai giữa nội đô, tổ hợp căn hộ Hanoi Melody Residences (Tây Nam Linh Đàm, Hoàng Mai, Hà Nội) khiến khách mua ở thực, đặc biệt là nhóm khách gia đình vô cùng ưa chuộng nhanh chóng nhờ bộ 3 tiện ích mua sắm, chăm sóc sức khỏe ...