Đây là một bước ngoặt lớn đối với VietABank, ngân hàng từng có một giai đoạn phát triển khá kín tiếng trên thị trường vốn.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank) chính thức nộp hồ sơ niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE)
Từ UPCoM tiến về HoSE
Trong nhiều năm qua, cổ phiếu VAB được giao dịch trên sàn UPCoM, với thanh khoản hạn chế và ít được chú ý. Tuy nhiên, theo kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, VietABank đang chuẩn bị “chuyển nhà” sang HoSE – nơi quy tụ những tên tuổi hàng đầu của ngành tài chính, ngân hàng.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết việc niêm yết trên HoSE không chỉ nhằm nâng cao vị thế thương hiệu, mà còn mở ra cơ hội thu hút các nhà đầu tư chiến lược quốc tế, gia tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu và đẩy mạnh quá trình tái cấu trúc vốn.
Nếu được chấp thuận, VietABank sẽ trở thành ngân hàng thứ 19 niêm yết cổ phiếu trên HoSE, gia nhập “câu lạc bộ” vốn hóa lớn.
Tính đến ngày 16/11/2024, theo danh sách cổ đông nắm giữ từ 1% vốn điều lệ trở lên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Việt Phương hiện là cổ đông tổ chức lớn nhất, nắm giữ 12,21% cổ phần tại VietABank.
Ở nhóm cổ đông cá nhân, đáng chú ý nhất là ông Phương Hữu Việt, Chủ tịch Tập đoàn Việt Phương - với tỷ lệ sở hữu 4,55% cổ phần. Ông Việt được xem là người có tầm ảnh hưởng lớn trong định hướng chiến lược tại VietABank thông qua cả sở hữu cá nhân và tổ chức.
Ngoài ra, trong ban lãnh đạo ngân hàng, ông Trần Tiến Dũng, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, hiện đang nắm giữ 1,02% cổ phần. Một cái tên đáng chú ý khác là bà Đỗ Thị Ngọc Hà, người có liên hệ gia đình với Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt Phương, sở hữu 0,13% cổ phần tại ngân hàng.
Việt Phương Group – “bóng dáng” phía sau VietABank
Tập đoàn Đầu tư Việt Phương (VPG) được thành lập từ năm 1996 và chính thức chuyển đổi thành mô hình tập đoàn đa ngành vào năm 2011. Dưới sự điều hành của doanh nhân Phương Hữu Việt, Việt Phương Group hoạt động mạnh trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bất động sản, năng lượng tái tạo, khoáng sản, logistics, dịch vụ y tế và giáo dục.
Tại lĩnh vực bất động sản, tập đoàn có dự án đầu tay là Sơn Trà Resort & Spa (Đà Nẵng) thông qua Công ty Cổ phần Sơn Trà, sau đó còn tham gia xây dựng Tòa thị chính Viêng Chăn (Lào)…
Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Phương Group sở hữu một loạt dự án thủy điện đáng chú ý trên khắp cả nước, bao gồm Thủy điện Nậm Be (Tân Uyên, Lai Châu), Thủy điện Tà Niết (Mộc Châu, Sơn La), Thủy điện Mường Mươn và Huổi Vang (Mường Chà, Điện Biên), Thủy điện Chấn Thịnh (Văn Chấn, Yên Bái) cùng Thủy điện A Vương 3 và 5 (Đông Giang, Quảng Nam).
Ngoài ra, Việt Phương Group còn ghi dấu tại Công ty Cổ phần Đầu tư Năng lượng Trường Thịnh (mã chứng khoán TTE), đơn vị sở hữu nhiều dự án thủy điện nhỏ tại Tây Nguyên như Tà Vi, Đăk Bla 1, Đăk Ne và Đăk Pia.
Không chỉ hoạt động trong lĩnh vực thủy điện, Việt Phương Group còn là cổ đông sáng lập Công ty Cổ phần Đầu tư HLP (HLP Invest) – chủ đầu tư dự án điện gió Cổ Thạch, một siêu dự án với tổng mức đầu tư lên đến 4,4 tỷ USD.
Trong lĩnh vực khai khoáng, Việt Phương Group sở hữu mỏ cát trắng rộng 406,36 ha tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế, với công suất khai thác dự kiến từ 0,5 đến 1 triệu tấn mỗi năm. Đặc biệt, thương vụ mua lại Công ty TNHH Vàng Phước Sơn của nhóm Việt Phương Group cũng thu hút sự chú ý. Khi doanh nghiệp này gặp khó khăn, nhóm Việt Phương Group cùng Việt Á đã dần mua lại cổ phần và nâng tỷ lệ sở hữu lên 100%.
-
VietABank có tổng giám đốc mới
Ngày 17/4, Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã chứng khoán: VAB) đã chính thức bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Trọng – người đang giữ chức Quyền Tổng Giám đốc – làm Tổng Giám đốc của ngân hàng, với nhiệm kỳ 5 năm.
-
VietABank báo lãi quý I tăng mạnh, nợ xấu giảm
VietABank vừa kết thức quý I năm 2025 với lợi nhuận trước thuế tăng vọt 42,5%, đạt 352,9 tỷ đồng – nhờ kinh doanh cốt lõi khởi sắc và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng giảm mạnh.
-
Kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền phải nộp, VietABank bị cơ quan thuế phạt tiền
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, UPCoM: VAB) nhận quyết định xử phạt từ Tổng Cục Thuế liên quan đến việc kê khai các khoản thuế năm 2022 và 2023.








-
Cổ phiếu Techcombank lập đỉnh sau kế hoạch phát hành ESOP, ban lãnh đạo đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỷ USD
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng Quản trị số 0288/2025/NQ-HĐQT triển khai chi tiết phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP)....
-
Sacombank còn lại 6 cổ đông lớn
Ngày 8/5, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, mã chứng khoán: STB) công bố cập nhật mới nhất về danh sách cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ. Theo đó, số lượng cổ đông lớn giảm từ 7 xuống còn 6 sau khi quỹ KIM Vietnam Growth Equity Fund chính...
-
Ngân hàng NCB thông tin về Cổ phiếu bị cảnh báo và kiểm soát
Ngày 25/4/2025, Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB – mã chứng khoán: NVB) đã có văn bản số 291/2025/CV-BĐH.NCB gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, trình bày “Biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị cảnh báo...