Trong năm 2021, việc các nước lớn trên thế giới liên tục kích thích kinh tế sau đại dịch Covid-19 đã thúc đẩy nhu cầu sử dụng sắt thép. Bên cạnh đó, với việc năng lực cạnh tranh ngành thép của Việt Nam không ngừng được cải thiện, và điều này đã mở ra cơ hội lớn trong hoạt động thương mại quốc tế.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, khi những nền kinh tế lớn thực hiện thắt chặt tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát leo thang, nhu cầu hàng hoá nói chung và sắt thép nói riêng có xu hướng hạ nhiệt. Điều này đặt ra cho ngành xuất khẩu thép của Việt Nam không ít thách thức lớn.
Theo đó, từ việc xuất siêu trong năm 2021, Việt Nam đã nhập siêu một lượng lớn sắt thép trong năm 2022.
Việt Nam tiếp tục nhập siêu mặt hàng sắt thép trong 8 tháng đầu năm
Đáng nói, trong khi nguồn cung thép xây dựng sản xuất trong nước dư thừa, đủ cho cầu tiêu thụ trong nước cũng như đáp ứng được một phần nhu cầu xuất khẩu, Việt Nam phải chi hàng tỉ USD mỗi năm để nhập khẩu thép và nguyên liệu.
Cụ thể, sản lượng nhập khẩu thép trong tháng 8 vừa qua của cả nước ở mức 785.000 tấn, giảm 13,6% so với tháng trước. Trong khi đó, xuất khẩu sắt thép các loại trong giai đoạn này giảm tới 16,3% xuống 513.000 tấn.
Như vậy, Việt Nam tiếp tục nhập siêu 272.000 tấn sắt thép trong tháng 8, theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam.
Tính chung 8 tháng đầu năm, toàn ngành đã nhập siêu hơn 2,2 triệu tấn sắt thép các loại, trái ngược với cùng kỳ năm trước khi Việt Nam xuất siêu gần 330.000 tấn.
Những năm trở lại đây, hạn chế của ngành thép là vẫn bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Mặc khác, ngành sản xuất thép trong nước là mới chỉ đáp ứng được nhu cầu xây dựng, còn thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí, hoặc công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thể đáp ứng được.
Với việc nguồn nguyên liệu sản xuất đa phần phải nhập khẩu, nên giá thép sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài. Đây vẫn là một trong những thách thức lớn của ngành sản xuất thép Việt Nam trong thời gian tới.
Mặc dù vậy, trong bối cảnh nhiều nhà máy thép tại châu Âu đang phải đóng cửa do chi phí năng lượng tăng cao, các doanh nghiệp thép của Việt Nam vẫn sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng này trong giai đoạn cuối năm.
Hơn nữa, triển vọng tiêu thụ nội địa cũng hứa hẹn sẽ khởi sắc hơn khi hàng loạt dự án đầu tư sẽ gấp rút đẩy mạnh tiến độ.
-
EU và Mỹ thay đổi chính sách thương mại, xuất khẩu thép mạ gặp khó
Xuất khẩu mặt hàng thép mạ của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt khi Mỹ nới lỏng hạn ngạch thuế quan, còn EU lại gia tăng biện pháp bảo hộ thương mại.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…