Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Pháp - Ảnh TTXVN.
Lễ đón được tổ chức theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia, với sự tham dự của nhiều lãnh đạo cấp cao hai nước. Sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao tiến hành hội đàm, thảo luận về định hướng lớn nhằm phát triển quan hệ Việt Nam – Pháp trong thời kỳ mới. Trong đó, hai bên tập trung vào các lĩnh vực hợp tác chiến lược, bao gồm quốc phòng, năng lượng, công nghệ, môi trường, giáo dục và giao lưu nhân dân.
Đặc biệt, sau cuộc hội đàm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Emmanuel Macron đã chứng kiến lễ ký và trao đổi 11 văn kiện hợp tác quan trọng giữa các bộ, ngành và doanh nghiệp hai nước. Các thỏa thuận này không chỉ thể hiện chiều sâu và độ tin cậy chiến lược trong quan hệ song phương, mà còn mở ra không gian hợp tác rộng lớn trên nhiều lĩnh vực mới nổi và thiết yếu.
Cụ thể, trong lĩnh vực quốc phòng, hai bên ký Ý định thư giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quân đội Pháp về tăng cường hợp tác trong lĩnh vực trang bị quốc phòng, đào tạo, chuyển giao công nghệ và an ninh quốc tế.
Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam và Pháp ký kết Ý định thư giữa Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Bộ Kinh tế, Tài chính và Chủ quyền công nghiệp và số hóa Pháp về việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình. Đây là bước đi chiến lược nhằm đáp ứng nhu cầu chuyển đổi năng lượng sạch và phát triển bền vững.
Đáng chú ý, hợp tác công nghệ không gian được nâng tầm với Biên bản thống nhất hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Airbus Defense and Space và Trung tâm Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Pháp (CNES), liên quan đến triển khai vệ tinh quan sát Trái đất phục vụ quản lý thiên tai, biến đổi khí hậu và an ninh môi trường.
Ngoài ra, hai nước còn ký kết: Hiệp định về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo giữa Chính phủ hai nước; Thỏa thuận vay của AFD và Bộ Tài chính Việt Nam cho Dự án chống hạn, xói lở và thích ứng biến đổi khí hậu tại tỉnh Ninh Thuận; Biên bản thỏa thuận hợp tác khai thác Bến 7,8 Lạch Huyện (Hải Phòng) giữa Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và Tập đoàn CMA-CGM của Pháp; Các văn kiện hợp tác trong lĩnh vực lưu trữ, tư pháp, giao thông vận tải, nông nghiệp và môi trường và Hiệp định về nhận trở lại công dân giữa Việt Nam và Pháp.
Chuyến thăm lần này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Việt Nam – Pháp vừa được nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện vào tháng 10/2024. Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam tại châu Âu, với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 5,42 tỷ USD trong năm 2024 và 1,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025.
Về đầu tư, Pháp có khoảng 700 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng vốn đăng ký gần 4 tỷ USD, đứng thứ 16 trong số 147 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Việt Nam.
-
Gắn kết khu vực FDI và kinh tế trong nước
Xu hướng của nhiều quốc gia hiện nay là các doanh nghiệp nội địa cần tham gia vào chuỗi cung ứng, dịch vụ của các doanh nghiệp FDI. Tại Việt Nam, quá trình này đang có không ít các “rào cản” cần tháo gỡ...
-
Ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư hơn 6,5 tỷ USD vào Việt Nam
Tập đoàn KOGI đã ký kết các thỏa thuận đầu tư-hợp tác chiến lược với đối tác Nhật Bản và khu vực Trung Đông để triển khai 3 dự án tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư hơn 6,5 tỷ USD.
-
Việt Nam và Nga ký kết thỏa thuận hợp tác khoa học và công nghệ
Ngày 8/5, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam và Nga đã chính thức ký Thỏa thuận hợp tác về tổ chức tuyển chọn dự án nghiên cứu khoa học và công nghệ chung giai đoạn 2025–2035. Đây là dấu mốc quan trọng, mở ra giai đoạn phát triển mới trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học – công nghệ.








-
Sàn giao dịch vàng: Hướng đi cho Việt Nam trong bối cảnh mới
Sàn giao dịch vàng nếu làm đúng không chỉ là công cụ tài chính, mà còn là biểu tượng cho sự chuyển mình của nền kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững và hội nhập.
-
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp Tập đoàn Rapidus
Sáng 28/5, bắt đầu các hoạt động tại tỉnh Hokkaido, Nhật Bản, trong khuôn khổ chuyến công tác dự Hội nghị Tương lai châu Á lần thứ 30, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng tiếp Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Rapidus Higashi Tetsuro....
-
Tập đoàn bán dẫn Nhật Bản muốn đào tạo kỹ sư và xây dựng trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam
Sáng 28/5, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã có buổi tiếp Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Rapidus, ông Higashi Tetsuro, tại tỉnh Hokkaido....