Bộ trưởng hai nước ký kết thỏa thuận phối hợp tuyển chọn dự án nghiên cứu khoa học chung - Ảnh TTXVN.
Thỏa thuận được ký kết giữa Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Valery Nikolaevich Falkov. Theo đó, hai bên thống nhất thiết lập cơ chế phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và triển khai các dự án nghiên cứu khoa học chung, với kế hoạch cụ thể theo từng năm trong suốt thập kỷ tới.
Bên cạnh đó, hai Bộ trưởng cũng thảo luận nhiều nội dung quan trọng nhằm mở rộng quy mô hợp tác, bao gồm việc kết nối sâu rộng giữa các viện nghiên cứu, trường đại học và doanh nghiệp khoa học công nghệ của hai nước. Cơ chế hỗ trợ kỹ thuật và hành chính cũng sẽ được thiết lập để tạo thuận lợi cho quá trình xây dựng, xét chọn và triển khai các đề án nghiên cứu song phương.
Một điểm nhấn đáng chú ý trong buổi làm việc là việc hai bên xem xét thành lập Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Việt – Nga, đóng vai trò là đầu mối thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp, chuyển giao công nghệ, nghiên cứu chung và thương mại hóa sản phẩm khoa học công nghệ. Trung tâm này kỳ vọng sẽ khai thác tối đa thế mạnh về đổi mới sáng tạo và nhân lực chất lượng cao của cả hai quốc gia.
Việc ký kết lần này không chỉ đơn thuần là văn kiện hợp tác, mà còn là một bước đi chiến lược nhằm thực hiện hóa cam kết giữa Việt Nam và Nga trong việc đưa khoa học và công nghệ trở thành một trong những trụ cột quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
Hai quốc gia cam kết ưu tiên nguồn lực, đồng thời xây dựng các cơ chế linh hoạt, đột phá để tối đa hóa hiệu quả hợp tác. Trong giai đoạn tới, các lĩnh vực ưu tiên sẽ bao gồm công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, vật liệu mới, năng lượng tái tạo và khoa học đời sống.
Song song với hợp tác khoa học, quan hệ kinh tế – thương mại giữa Việt Nam và Nga cũng có nhiều khởi sắc. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nga năm 2024 đạt khoảng 3,85 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu khoảng 2,1 tỷ USD và nhập khẩu hơn 1,7 tỷ USD. Các mặt hàng chủ lực bao gồm điện thoại, máy móc, thủy sản, cà phê và hàng dệt may từ Việt Nam. Ngược lại Việt Nam nhập than, dầu thô, phân bón, lúa mì và sản phẩm công nghiệp nặng từ Nga.
-
Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến với Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin
Trong chương trình thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều 8/5 (giờ địa phương (tối cùng ngày, giờ Hà Nội), tại Thủ đô Moskva, Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Liên bang Nga Mikhail Mishustin.
-
Đề xuất nghiên cứu miễn trách nhiệm hình sự cho hoạt động nghiên cứu khoa học
Bên cạnh cơ chế miễn trách nhiệm dân sự trong nghiên cứu khoa học công nghệ, đại biểu Trịnh Xuân An đề nghị có thêm quy định miễn trách nhiệm hình sự.
-
Thủ tướng: 5 "cơ chế đặc biệt" để gỡ vướng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo
Thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội sáng 15/2, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh để thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tháo gỡ vướng mắc trong hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách đặc biệt, chứ không chỉ là đặc thù.








-
Kinh tế Việt Nam 4 tháng 2025: Tiếp tục đà tăng trưởng
Bức tranh kinh tế Việt Nam 4 tháng đầu năm 2025 tiếp tục đà tăng trưởng với kim ngạch xuất nhập khẩu tăng cao, cán cân thương mại duy trì mức xuất siêu; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện cao nhất của 4 tháng trong 5 năm qua; thu hút hơn 7,67 ...
-
Thủ tướng đề nghị Singapore mở rộng đầu tư vào Việt Nam, ưu tiên năng lượng tái tạo
Điện đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị hai bên đẩy mạnh hợp tác kinh tế, mở rộng đầu tư của Singapore tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực công nghệ cao, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng thông minh và p...
-
Nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN: Hoàn thành 98% tiến độ đàm phán
Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN đánh giá cao những nỗ lực của Ủy ban Đàm phán và các nhóm kỹ thuật trong quá trình đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN thời gian vừa qua, đồng thời ghi nhận sau 14 phiên đàm phán chính thức, hiện nay các ...