Buổi làm việc giữa đại diện Bộ Tài chính 2 nước Việt Nam, Mỹ về Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần. Ảnh: Bộ Tài chính.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó cục trưởng Cục Thuế vừa có buổi làm việc với bà Rebecca Burch - Phó trợ lý Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ về một số nội dung trong đó có Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ.
Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Mỹ (HĐT) được ký ngày 7/7/2015 tại Washington. Theo Hiệp định này, cá nhân hoặc doanh nghiệp Việt Nam khi có thu nhập tại Mỹ và đóng thuế cho Mỹ thì sẽ không phải đóng thuế tại Việt Nam. Ngược lại, nhà đầu tư và quỹ đầu tư Mỹ đầu tư vào Việt Nam, đóng thuế ở Việt Nam thì không đóng thuế cho Mỹ.
Tuy nhiên, từ năm 2017, sau cải cách lớn về chính sách của Mỹ, phía Mỹ hiện vẫn chưa thông qua HĐT giữa 2 nước nên đến nay Hiệp định thuế giữa 2 nước chưa có hiệu lực.
Hiện nay, các nước đang trong quá trình đàm phán Trụ cột 1 và Trụ cột 2 trong khuôn khổ sáng kiến cải cách thuế toàn cầu của OECD/G20 về Chống xói mòn cơ sở tính thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) để tránh thuế của các công ty đa quốc gia, do đó, Mỹ đã đề nghị các nước đã ký HĐT với Mỹ sửa đổi, bổ sung HĐT đã ký, trong đó có Việt Nam.
Tại buổi trao đổi, 2 bên đã làm rõ quan điểm, lập trường của bên mình đối với dự thảo Nghị định thư do phía Mỹ đề xuất. Từ đó, các cơ quan liên quan của 2 nước sẽ tiếp tục rà soát và sửa đổi lại để trình lên các cấp có thẩm quyền.
Việc thông qua HĐT giữa Việt Nam và Mỹ sẽ tạo khuôn khổ pháp lý để khuyến khích và bảo hộ các doanh nghiệp 2 nước khi tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư tại nước kia.
Theo số liệu do Cục Đầu tư nước ngoài cung cấp, lũy kế đến ngày 30/4 vừa qua, Mỹ có 1.447 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký đạt hơn 11,94 tỷ USD, đứng thứ 10/143 nước/vùng lãnh thổ có vốn đầu tư vào Việt Nam.
Các nhà đầu tư Mỹ đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân, trong đó, vốn đầu tư tập trung nhiều nhất vào các ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống; công nghiệp chế biến, chế tạo; tiếp theo là các ngành, lĩnh vực: cấp nước và xử lý chất thải; hoạt động kinh doanh bất động sản; vận tải kho bãi…
Trong khi đó, Việt Nam có 252 dự án đầu tư tại Mỹ với tổng vốn đầu tư đạt 1,36 tỷ USD. Các dự án đầu tư của Việt Nam tập trung nhiều ở các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; hoạt động kinh doanh bất động sản; công nghiệp chế biến, chế tạo.
-
Thấy gì từ thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung?
Trung Quốc và Hoa Kỳ đồng ý làm dịu căng thẳng thương mại là “điểm dừng” đúng lúc giúp nền kinh tế toàn cầu giảm nguy cơ suy thoái.
-
Có gì bên trong thỏa thuận thương mại Mỹ-Anh mà ông Trump ca ngợi?
Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco cho rằng thỏa thuận này không chỉ mang tính biểu tượng trong quan hệ đồng minh Mỹ - Anh, mà còn đặt nền móng cho các cuộc đàm phán kế tiếp với các quốc gia khác.
-
Chính thức lộ diện quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận với Mỹ
Dù chi tiết thỏa thuận chưa được công bố, giới quan sát cho rằng thuế nhập khẩu đối với thép, nhôm và ô tô nhiều khả năng là trọng tâm đàm phán.








-
THUẾ QUAN HOA KỲ: Indonesia đạt được thỏa thuận thương mại, mức thuế còn 19%
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 15/7 đã công bố một thỏa thuận thương mại với Indonesia, theo đó Mỹ sẽ áp dụng mức thuế quan 19% với hàng hóa từ quốc gia Đông Nam Á, trong khi hàng xuất khẩu của Mỹ sẽ không phải chịu bất kỳ rào cản thuế quan hay phi ...
-
Trung Quốc ứng phó thuế quan của Mỹ như thế nào?
Một nhóm chuyên gia tính toán Trung Quốc sẽ cần tới 1,5 nghìn tỷ NDT (209 tỷ USD) cho các gói kích thích để bù đắp các thiệt hại do thuế quan Mỹ gây ra.
-
THUẾ QUAN HOA KỲ: Thêm 8 nước được công bố, mức thuế cao nhất 50%
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9/7 tiếp tục thông báo các mức thuế quan mới với 8 quốc gia, bao gồm Brazil, Sri Lanka, Algeria, Iraq, Libya, Moldova, Brunei và Philippines, với mức thuế từ 20-50%.