Trung Quốc và Hoa Kỳ đạt được cam kết mang tính bản lề (Ảnh Reuters)
Sau cuộc đàm phán chớp nhoáng tại Thụy Sĩ, hai cường quốc thương mại hàng đầu thế giới đã đạt được thỏa thuận quan trọng, hoãn áp thuế trong vòng 90 ngày. Theo đó, thuế quan của Hoa Kỳ với hàng Trung quốc giảm từ 145% xuống còn 30%; thuế quan của Trung Quốc áp với hàng hóa Hoa Kỳ sẽ tạm thời giảm từ 125% về 10%.
Đây là “điểm dừng” đúng lúc giúp nền kinh tế toàn cầu giảm nguy cơ suy thoái; giải phóng nguồn lực đầu tư, sản xuất; nối lại một phần chuỗi cung ứng. Bằng chứng là sau khi kết quả được công bố, S&P 500 tương lai tăng 2,8%. Nasdaq 100 tăng 3,6% và DJIA tương lai tăng 2,3%. Giá vàng thế giới hiện giảm tới 100 USD mỗi ounce, về 3.222 USD.
Tony Post, CEO và nhà sáng lập hãng giày thể thao mới nổi Topo Athletic nói rằng: “Đây là tin tốt, chúng tôi vẫn hy vọng hai nước có thể đạt được một thỏa thuận lâu dài. Chúng tôi vẫn cam kết với các nhà cung cấp Trung Quốc của mình và cảm thấy nhẹ nhõm, ít nhất là hiện tại, rằng chúng tôi có thể tiếp tục hợp tác với nhau”.
Gã khổng lồ bán lẻ Walmart của Hoa Kỳ đăng thông báo: “Chúng tôi rất vui mừng trước tiến triển đạt được trong suốt tuần qua và sẽ có nhiều điều để nói hơn trong bản báo cáo về kết quả kinh doanh của chúng tôi vào cuối tuần này”.
Goldman Sachs ước tính khoảng 16 triệu việc làm của Trung Quốc gắn liền với việc sản xuất các sản phẩm cho thị trường Hoa Kỳ. Tính đến tháng 4, xuất khẩu của Trung Quốc sang Hoa Kỳ đã giảm hơn 20% so với cùng kỳ năm ngoái - nhưng về tổng quan, xuất khẩu của Trung Quốc ra thế giới đã tăng 8,1% trong cùng thời gian này.
Các quan chức, người có sức ảnh hưởng và phương tiện truyền thông Nhà nước Trung Quốc đã coi thỏa thuận thương mại ban đầu và lệnh tạm dừng áp thuế trong 90 ngày với Hoa Kỳ là một chiến thắng và là sự minh chứng cho tính hợp lý trong chiến lược đàm phán của Bắc Kinh.
Mạng xã hội Weibo ngập tràn trạng thái thỏa mãn. Trong mắt công chúng Trung Quốc, các nhà đàm phán từ Bắc Kinh dường như đã thuyết phục được chính quyền của Tổng thống Donald Trump bãi bỏ hầu hết mức thuế quan 145% mà ông Trump áp đặt và cắt giảm xuống còn 30%.
Trung Quốc cho thấy họ là cường quốc có trách nhiệm thông qua kết quả đàm phán. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lin Jian cho biết: “Chúng tôi sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình và duy trì sự công bằng và công lý quốc tế”.
Goldman Sachs ước tính khoảng 16 triệu việc làm của Trung Quốc gắn liền với việc sản xuất các sản phẩm cho thị trường Hoa Kỳ (Ảnh CNN)
Về phần mình, các quan chức chính quyền ông Donald Trump cũng mô tả thỏa thuận này là một “chiến thắng thương mại lịch sử” đối với Hoa Kỳ. Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent xác nhận: “Hai bên dự kiến sẽ gặp lại nhau vào một thời điểm nào đó trong vài tuần tới để đàm phán một thỏa thuận trọn vẹn hơn”.
Việc hai bên “tháo ngòi” thuế quan có ý nghĩa với nhiều nền kinh tế liên quan, giúp giảm các áp lực liên đới như câu chuyện nguồn xuất xứ hàng hóa, chống chọi với hàng Trung Quốc giá rẻ tràn ngập.
Sự “xoa dịu thuế quan” lần này đóng vai trò như “liều thuốc an thần” ổn định thị trường tài chính, tỷ giá hối đoái, kiểm soát giá vàng, đô la Mỹ; tránh được phần nào sự xáo trộn bất ngờ với chuỗi cung ứng.
Tuy vậy, UBS ước tính rằng tổng mức thuế quan trung bình có trọng số của Hoa Kỳ đối với các sản phẩm của Trung Quốc hiện ở mức khoảng 43,5%, bao gồm cả các mức thuế đã áp dụng trong những năm qua.
-
Chính thức lộ diện quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận với Mỹ
Dù chi tiết thỏa thuận chưa được công bố, giới quan sát cho rằng thuế nhập khẩu đối với thép, nhôm và ô tô nhiều khả năng là trọng tâm đàm phán.
-
Mỹ cho biết sắp chốt loạt thỏa thuận thương mại với nhiều nước
Dù chưa bắt đầu đàm phán với Trung Quốc, chính quyền Trump khẳng định đang tiến gần đến loạt thỏa thuận thương mại mới với nhiều đối tác nhằm giảm thuế và mở rộng thị trường.
-
Trung Quốc lặp lại cam kết hỗ trợ việc làm và kinh tế khi Mỹ áp thuế
Bất chấp những trở ngại, Trung Quốc vẫn không vội vã đẩy mạnh các biện pháp kích thích kinh tế, dù chỉ vài tuần trước đã công bố các biện pháp như chấp nhận thâm hụt ngân sách.








-
THUẾ QUAN HOA KỲ: Gửi thư thông báo kết quả từ 4/7
Ngày 3/7 (theo giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước từ ngày 4/7 nêu rõ mức thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của từng nước khi vào thị trường Mỹ....
-
Sau Việt Nam, loạt quốc gia đẩy mạnh đàm phán thuế quan với Mỹ
Việc Mỹ - Việt Nam tuyên bố đạt thỏa thuận thuế quan thúc đẩy hàng loạt quốc gia khác như Ấn Độ, Nhật Bản hay Thái Lan nỗ lực đàm phán để đi đến kết quả cuối cùng trước thời hạn 9/7.
-
Những mặt hàng chủ lực xuất sang Mỹ - thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
5 tháng đầu năm 2025, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 57,2 tỷ USD, với hầu hết hàng hóa chủ lực của Việt Nam, đặc biệt là các nhóm hàng có kim ngạch lớn nhất, sử dụng nhiều lao động nhất như máy vi tính, điện thoại,...