Iowa và Việt Nam hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ các ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, trái cây nhiệt đới và thủy sản - (Ảnh: Đoàn đàm phán).
Các thỏa thuận được ký kết lần này là một phần trong mục tiêu lớn hơn của đoàn Việt Nam, với dự kiến tổng giá trị mua hàng nông, lâm, thủy sản từ các đối tác Hoa Kỳ vượt trên 2 tỷ USD. Trong đó, riêng tại bang Iowa, các doanh nghiệp Việt Nam đã ký các hợp đồng nhập khẩu khô đậu tương, ngô, lúa mì và bã rượu khô với giá trị tăng gấp nhiều lần so với mức trung bình 44 triệu USD xuất khẩu nông sản hàng năm mà Iowa từng đạt được vào thị trường Việt Nam trước đây.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định Việt Nam mong muốn mở rộng hợp tác sâu rộng với Hoa Kỳ trong lĩnh vực nông nghiệp, từ thương mại đến chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực chế biến, kiểm soát chất lượng và xây dựng chuỗi giá trị bền vững. Ông nhấn mạnh rằng Iowa và Việt Nam hoàn toàn có thể bổ sung cho nhau, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ các ngành hàng nông sản xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, trái cây nhiệt đới và thủy sản.
Ở chiều ngược lại, Iowa được biết đến là vùng sản xuất ngũ cốc lớn nhất Hoa Kỳ, với sản lượng ngô hàng năm khoảng 50 triệu tấn, cùng với các sản phẩm nông nghiệp chủ lực khác như đậu tương, lúa mì, trái cây ôn đới và thịt. Hai bên cùng thống nhất rằng sự khác biệt về mùa vụ và điều kiện khí hậu tạo điều kiện để xây dựng chuỗi cung ứng nông sản xuyên Thái Bình Dương, cung ứng quanh năm và hỗ trợ lẫn nhau mà không tạo ra cạnh tranh trực tiếp.
Bên cạnh nông nghiệp, hợp tác giữa hai nước còn mở rộng mạnh mẽ trong các lĩnh vực chuyển đổi số, công nghệ cao, quốc phòng – an ninh, năng lượng sạch và giáo dục.
Hoa Kỳ hiện là đối tác kinh tế lớn thứ hai và thị trường xuất khẩu hàng đầu của nông sản Việt Nam. Đồng thời, Mỹ cũng đang hỗ trợ Việt Nam trong việc đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, phát triển công nghiệp bán dẫn, năng lượng tái tạo và chuyển đổi năng lượng thông qua các sáng kiến như JETP. Ngoài ra, hợp tác về giáo dục cũng tiếp tục được mở rộng, với hơn 24.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Mỹ, con số cao nhất trong số các nước ASEAN.
Trong thời gian gần đây, hai bên đã liên tiếp ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác có quy mô lớn, trải dài từ năng lượng, hàng không, công nghệ cao cho tới thương mại và đầu tư. Tổng giá trị các thỏa thuận đã ký và đang được đàm phán trong năm 2024 – 2025 ước tính lên đến hơn 90 tỷ USD, phản ánh chiều sâu và độ mở ngày càng lớn trong mối quan hệ song phương giữa hai nền kinh tế lớn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong lĩnh vực năng lượng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký loạt thỏa thuận đáng chú ý. Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGas) ký MoU với ConocoPhillips và Excelerate Energy để triển khai chuỗi cung ứng LNG dài hạn. Tập đoàn Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) hợp tác với KBR nghiên cứu nhiên liệu hàng không bền vững (SAF), còn PVPower bắt tay GE Vernova triển khai các dự án điện khí quy mô lớn, tận dụng thế mạnh công nghệ Mỹ.
Ở lĩnh vực hàng không, VietJet ký thỏa thuận tài chính 200 triệu USD với AV Air Finance và đang đàm phán mua thêm 20 Boeing 787, nâng tổng đơn hàng lên hơn 200 máy bay, khẳng định vai trò đối tác lớn của Boeing tại Đông Nam Á.
Trong lĩnh vực công nghệ cao, hai bên khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại mới, bao gồm tiếp cận thị trường, sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, đặc biệt là về AI, IoT và bán dẫn. Bộ TT&TT Việt Nam cũng ký MoU với Bộ Thương mại Mỹ để phát triển nhân lực số và hỗ trợ doanh nghiệp Việt gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Intel, Qualcomm, NVIDIA là những tập đoàn công nghệ Mỹ đang đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam…
-
Tập đoàn khí LNG hàng đầu Hoa Kỳ muốn Việt Nam giữ vai trò "đầu não" phân phối LNG cho khu vực ASEAN
Ngày 29/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có buổi tiếp ông Steven Kobos – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn Excelerate Energy (Hoa Kỳ), doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Tại cuộc gặp, lãnh đạo tập đoàn bày tỏ mong muốn đầu tư, phát triển hạ tầng LNG tại Việt Nam và đưa Việt Nam trở thành trung tâm phân phối LNG cho toàn khu vực ASEAN.
-
Thủ tướng: Đoàn đàm phán tiếp tục nỗ lực, cố gắng để sớm đạt thỏa thuận với phía Hoa Kỳ
Sáng 24/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ nghe báo cáo, đánh giá tình hình và cho ý kiến về các định hướng, giải pháp, công việc tiếp theo sau vòng đàm phán lần thứ 2 Hiệp định song phương về thương mại đối ứng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
-
Việt Nam là thị trường quan trọng, hấp dẫn đối với các doanh ngiệp Hoa Kỳ
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Howard Lutnick khẳng định Việt Nam là thị trường quan trọng, hấp dẫn đối với các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đồng thời mong muốn Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án đầu tư của Hoa Kỳ, góp phần mở rộng kim ngạch thương mại hai chiều, đặc biệt là nhập khẩu hàng hóa từ Hoa Kỳ.








-
Chậm chuyển đổi xanh, doanh nghiệp logistics Việt nguy cơ bị loại khỏi sân chơi
Logistics xanh đã trở thành yêu cầu bắt buộc trong chuỗi cung ứng toàn cầu, nếu không chuyển nhanh, doanh nghiệp logistics Việt sẽ bị loại khỏi sân chơi.
-
Hơn 5,2 tỷ USD kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong nửa đầu năm 2025
Tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái, đồng thời phản ánh sự ổn định của dòng kiều hối trong thời gian qua, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 2....
-
Hoan nghênh doanh nghiệp đầu tư phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam
Chiều 16/7, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng tiếp ông Fung Wai Ka Thomas, Giám đốc Công ty Cơ sở hạ tầng CCC và ông Lai Rong Huo, Chủ tịch Tập đoàn Hero Thâm Quyến.