Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 11/2022, sản lượng nhập khẩu phế liệu của Việt Nam đạt khoảng 252.000 tấn, giảm 17% so với tháng trước và 44% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu phế liệu sắt thép trong 11 tháng năm 2022 giảm mạnh gần một nửa
Trong giai đoạn này, mặt dù là quốc gia cung cấp thép phế liệu lớn nhất của Việt Nam nhưng lượng thép phế nhập khẩu từ Nhật Bản giảm mạnh do giá bán tăng cao. Tuy nhiên, sự sụt giảm từ thị trường Nhật Bản đã được bù đắp bởi nguồn cung từ các nước Mỹ, Hồng Kông, Singapore.
Được biết, sự sụt giảm về sản lượng nhập khẩu phế liệu dùng trong sản xuất trong giai đoạn này là do nhu cầu thép thành phẩm của thị trường trong nước và phôi thép xuất khẩu suy yếu, đã kìm hãm hoạt động nhập khẩu.
Mặc khác, các nhà máy thép của Việt Nam đã chủ động cắt giảm quy mô sản xuất và giảm mua phế liệu do giá thép giảm ở cả thị trường nội địa và xuất khẩu.
Tại Việt Nam, do nguồn cung cấp sắt thép vụn ở trong nước chỉ đạt gần 40% nhu cầu nên các doanh nghiệp phải sử dụng 60% nguyên liệu sắt thép phế liệu nhập khẩu để đáp ứng đủ cho sản xuất.
Các nhà máy sản xuất thép trong nước còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… Do đó, khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.
Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), giá các nguyên liệu đầu vào trong thời gian qua tiếp tục duy trì đà giảm mạnh trước áp lực cắt giảm sản xuất của nhiều nhà máy.
Hiện giá thép phế liệu loại HMS1/2 80:20 nhập khẩu cảng Đông Á được điều chỉnh giảm 11 USD/tấn, xuống còn 394 USD/tấn. Trong khi đó, giá thép phế nội địa trong tháng 10 tăng từ 800.000-1 triệu đồng/tấn, hiện đang ở mức 8,2-9,2 triệu đồng/tấn.
Trên thị trường, các thương hiệu thép xây dựng trong nước như Pomina, Việt Ý, Việt Nhật, Việt Sing, Kyoei mới đây đã đồng loạt thông báo tăng giá bán các mặt hàng thép cuộn và thép thanh vằn thêm 300.000 - 390.000 đồng/tấn. Hiện giá thép xây dựng trong nước dao động quanh mức 14,5-16 triệu đồng/tấn, tùy loại thép và thương hiệu.
-
Xuất khẩu thép có thể bật tăng trở lại từ giữa năm 2023
Trong bối cảnh thị trường thép toàn cầu vẫn còn nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại, tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam chỉ có thể khởi sắc trở lại từ quý 2/2023.








-
Doanh nghiệp chi gần 2 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng từ Indonesia, Australia và Nga
Trong 3 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã chi hơn 1,8 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, chủ yếu phục vụ các nhà máy nhiệt điện.
-
ETF vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa lo ngại địa chính trị
Trước áp lực địa chính trị và nguy cơ đồng Nhân dân tệ mất giá, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô vào các quỹ ETF vàng.
-
Quốc gia sản xuất thép lớn nhất thế giới sẽ chứng kiến bước ngoặt lớn trong năm nay?
Việc tung ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế đang góp phần ổn định nhu cầu thép trong lĩnh vực bất động sản và hạ tầng. Bên cạnh đó, quá trình cải cách ngành được đẩy mạnh có thể dẫn tới cắt giảm nguồn cung lớn hơn kỳ vọng, hỗ trợ quá trình phụ...