Năm 2022, triển vọng đầu tư và nhu cầu sử dụng thép tại nhiều nước trên thế giới đã thu hẹp đáng kể do lãi suất tăng và sức mua suy yếu. Theo Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tình trạng này sẽ còn tiếp diễn khi làn sóng thắt chặt chính sách tiền tệ được dự báo vẫn kéo dài đến tháng 5/2023.
Tình hình xuất khẩu thép của Việt Nam có thể bật tăng trở lại từ giữa năm 2023
VDSC cho rằng, áp lực tăng lãi suất dịu bớt trên toàn cầu từ quý 3/2023 sẽ khuyến khích nhu cầu thép toàn cầu. Các doanh nghiệp xuất khẩu thép của Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ các thị trường lớn như EU, Mỹ… qua đó cải thiện đáng kể về kim ngạch xuất khẩu.
Theo Hiệp hội Thép thế giới (WSA), nhu cầu thép thế giới sẽ giảm 2,3% trong năm 2022 và tăng bật tăng trở lại 1% trong năm 2023 nhờ động lực là đầu tư công cũng như tình hình thiếu hụt năng lượng đã được kiểm soát.
Cụ thể, khu vực ASEAN sẽ dẫn đầu tăng trưởng về tiêu thụ thép nhờ định hướng đầu tư mạnh mẽ cho cơ sở hạ tầng. Đây được kỳ vọng sẽ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của thép Việt Nam trời thời gian tới.
Ngoài ra, nguồn cung thép thị trường Châu Âu trong năm 2023 được dự báo tiếp tục thiếu hụt do giá năng lượng cao. Theo đó, các doanh nghiệp của Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.
Mặc khác, xuất khẩu thép của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi nhờ tiêu thụ thép của Mỹ vẫn tăng trưởng trong năm 2022 và 2023 nhờ nhu cầu ô tô bật tăng sau dịch, chuỗi cung ứng bớt tắc nghẽn và đầu tư cho khai thác năng lượng tăng.
Tuy nhiên, VDSC không kỳ vọng một sự bật tăng mạnh về xuất khẩu trong nửa đầu năm 2023, trong bối cảnh ngày càng nhiều thách thức về cạnh tranh và rào cản thương mại mại ngày càng gia tăng.
Mới đây, Mỹ đã nới hạn ngạch nhập khẩu cho thép Nhật, EU từ đầu năm 2022. Trong khi đó, EU cũng đã gia tăng biện pháp bảo hộ đối với tôn mạ của Việt Nam từ 1/7/2022 đến 30/6/2024.
Theo số liệu của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu sắt thép của cả nước đạt 6,95 triệu tấn, trị giá 6,88 tỷ USD, giảm 37,4% về lượng và giảm 29% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Những tháng gần đây, kim ngạch xuất khẩu liên tục sụt giảm, thực hiện trong tháng 10 chỉ còn 367 triệu USD, trong khi tháng 9 đạt 458 triệu USD, tháng 8 đạt 462 triệu USD.
Cụ thể, thời gian qua, thép Việt Nam đã gia tăng xuất khẩu tới các thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao như Mỹ, EU, giảm dần tỷ trọng sang khu vực ASEAN, Trung Quốc.
-
Giá USD tăng cao, doanh nghiệp thép lao đao vì áp lực tỉ giá
Cứ 1 triệu USD nhập khẩu thép nguyên liệu trước đây chỉ trả khoảng 23 tỉ đồng thì nay đã chi lên gần 25 tỉ đồng. Bên cạnh chi phí đầu vào, các doanh nghiệp thép phải gánh thêm chi phí do tỉ giá tăng mạnh.
-
NÓNG: Chấm dứt, không gia hạn áp thuế với thép không gỉ cán nguội Trung Quốc
Bộ Công Thương quyết định chấm dứt, không gia hạn việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Malaysia và Trung Quốc....
-
Một quốc gia ASEAN điều tra rà soát hành chính thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội Việt Nam
Hiện nay, mức thuế chống bán phá giá mà nước này áp dụng với các nhà sản xuất, xuất khẩu sản phẩm thép không gỉ cán nguội của Việt Nam từ 7,81% đến 23,84%.
-
Nắm tới 55% thị phần toàn cầu, nhà xuất khẩu thép lớn nhất thế giới sắp gặp khó vì lý do này!
Các chuyên gia nhận định, xuất khẩu thép của Trung Quốc sẽ sớm đạt mức cao nhất trong 8 năm, trước khi làn sóng thuế quan lan rộng kéo ngành công nghiệp này đi xuống vào năm 2025.