24/08/2022 5:37 PM
Trong 7 tháng đầu năm 2022, nhập khẩu sắt thép của Việt Nam đạt hơn 7,4 triệu tấn với trị giá hơn 8 tỷ USD, tăng 17,7% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, sắt thép các loại nhập khẩu về Việt Nam trong tháng 7 tiếp tục giảm gần 27% về lượng và giảm 25,4% về kim ngạch so với tháng trước, đạt 909.000 tấn, tương đương 1,03 tỷ USD.

Tính chung trong 7 tháng năm 2022, nhập khẩu sắt thép của cả nước đạt 7,4 triệu tấn, tương đương 8 tỷ USD với giá trung bình 1,08 tỷ USD/tấn. So với cùng kỳ năm trước, sắt thép nhập khẩu giảm 7,9% về lượng và tăng 17,7% về giá.

Việt Nam chi hơn 8 tỷ USD nhập khẩu sắt thép trong 7 tháng đầu năm

Trong đó, Việt Nam vẫn mua sắt thép nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc với 3,41 triệu tấn, tương đương gần 3,4 tỷ USD. Nhưng số lượng này đã giảm mạnh 14,7% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường cung cấp sắt thép các loại khác cho Việt Nam còn có Nhật Bản với 1,15 triệu tấn, tăng 5,9%; Hàn Quốc là 793 nghìn tấn, giảm 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở chiều ngược lại, trong tháng 7, xuất khẩu sắt thép của Việt Nam đạt hơn 613 nghìn tấn với trị giá là 645 triệu USD, giảm gần 29% về lượng và giảm 29,4% về trị giá so với tháng trước. Đây cũng là tháng ghi nhận lượng xuất khẩu thấp nhất trong vòng 5 tháng qua.

Tính chung 7 tháng, lượng xuất khẩu sắt thép đạt hơn 5,4 triệu tấn, tương đương 5,6 tỷ USD, giảm 22,6% về lượng và tăng 1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021

Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu sắt thép các loại của Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường EU với 1,1 triệu tấn, tăng 18,1%; Campuchia đạt 741 nghìn tấn, giảm 2,2%; Hoa Kỳ đạt 449 nghìn tấn, tăng 12,9%; Malaysia: 437 nghìn tấn, tăng 3,2%.so với cùng kỳ năm ngoái.

Như vậy, Việt Nam nhập siêu 2,4 tỷ USD các mặt hàng sắt thép trong 7 tháng đầu năm với kim ngạch xuất khẩu sắt thép của Việt Nam đạt 5,6 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 8 tỷ USD.

Trên thực tế, nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành thép trong nước đa phần phải nhập khẩu, nên giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài. Đây vẫn là một trong những thách thức lớn của ngành sản xuất thép Việt Nam trong thời gian tới.

Theo Bộ Công thương, hạn chế lớn nhất của ngành thép hiện nay là mới chỉ đáp ứng được nhu cầu xây dựng, còn thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí, hoặc công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thể đáp ứng được.

Thiên An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.