Tính riêng trong tháng 4, lượng sắt thép các loại nhập khẩu của cả nước đạt hơn 800.000 tấn, trị giá 906 triệu USD, giảm 40,6% về lượng và giảm 16,8% về giá trị so với năm 2021.
Trong quý 1/2022, nhập khẩu thép thành phẩm đạt khoảng 3 triệu tấn với trị giá hơn 3,1 tỷ USD, giảm 18,04% về lượng nhưng tăng 18,84% về giá trị. Các thị trường cung cấp thép chính cho Việt Nam trong giai đoạn này là Trung Quốc (32,5%), Nhật Bản (16%), Ấn Độ (13%), Hàn Quốc (11%) và Đài Loan (10%).
Việt Nam chi khoảng 4 tỷ USD để nhập khẩu sắt thép trong 4 tháng đầu năm 2022
Như vậy, tính chung 4 tháng đầu năm 2022, lượng nhập khẩu sắt thép ước đạt 3,8 triệu tấn, 24,1 % về lượng và tăng 8,5% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái
Được biết trong năm 2021, Việt Nam đã chi 11,5 tỷ USD nhập khẩu hơn 12,3 triệu tấn thép và sắt, giảm 7,1% về khối lượng nhưng tăng 42,6% so với năm 2020.
Ở chiều ngược lại, các doanh nghiệp thép đã thu hơn 11,7 tỷ USD từ việc xuất khẩu khoảng 13 triệu tấn sắt thép các loại, tăng gần 132% về khối lượng và tăng 223,4 % giá trị so với năm 2020.
Hiện nay, các sản phẩm sắt thép dành cho những lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí hoặc công nghiệp hỗ trợ như thép HCR, thép hợp kim… vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Theo đó, giá mặt hàng sắt thép trong nước tăng mạnh từ đầu năm nay cũng là hệ quả của việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu.
Dự kiến trong năm 2022, Việt Nam phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn; thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện; than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn.
-
Giá nhập khẩu thép phế liệu trong nước “hạ nhiệt”
Nhu cầu tiêu thụ suy yếu là nguyên nhân chính khiến thị thị trường nhập khẩu phế liệu của Việt Nam tiếp tục giảm trong thời gian qua.








-
Tin vui cho doanh nghiệp sản xuất thép cuộn trong nước
Việt Nam được loại trừ khỏi thuế tự vệ tạm thời đối với thép cuộn nhập khẩu vào Nam Phi, do lượng thép xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này dưới 3%. Đây là một cơ hội quan trọng để các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu và gia tăng thị phần tại thị...
-
Các nhà sản xuất thép lớn trong nước sẽ vui mừng khi biết thông tin này!
Các sản phẩm thép cuộn cán nóng HRC xuất xứ Trung Quốc sẽ chịu mức thuế chống bán phá giá từ 23,1% đến 27,83%, áp dụng từ 6/7/2025 và kéo dài 5 năm. Việc áp thuế chống bán phá giá chính thức đối với thép HRC Trung Quốc được xem là tín hiệu tích cực n...
-
Doanh nghiệp Việt nhập khẩu thép HRC khổ lớn dùng để sản xuất gì?
Thép cuộn cán nóng khổ rộng nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu là các mác thép thông dụng, phổ biến (Q235B, Q355B, SAE 1006, SS400, A36…), được dùng sản xuất tôn, ống thép, kết cấu xây dựng, tương tự thép HRC thông thường....