Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công thương đã ban hành Quyết định 1624/QĐ-BCT áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm vật liệu hàn có xuất xứ từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc từ ngày 15/8.
Cụ thể, vật liệu hàn dùng trong thi công, xây dưng bị Việt Nam áp dụng thuế chống bán phá giá bao gồm que hàn inox 308 có bọc thuốc được phân loại theo mã HS 8311.10.90, 8311.30.99, 8311.90.00 và dây hàn thép đặc không lõi thuốc được phân loại theo các mã HS 7217.10.10, 7217.30.19, 7217.90.10, 7229.20.00, 7229.90.20, 7229.90.99, 8311.10.10, 8311.10.90, 8311.10.90, 8311.30.91, 8311.30.99, 8311.90.00.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá vật liệu hàn nhập khẩu đến 36,56%
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá các vật liệu trên được áp dụng đối với 3 nước Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc từ 0% đến 36,56%. Thời gian áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức là 5 năm kể từ ngày 20/8/2022.
Đối với que hàn inox 308 có bọc thuốc, một số tổ chức, doanh nghiệp của Thái Lan chịu thuế chống bán phá giá tạm thời cao nhất 36,11% trong khi một số doanh nghiệp, tổ chức Trung Quốc chịu thuế 11,43%, một số doanh nghiệp, tổ chức của Malaysia chịu thuế 12,78%.
Còn đối với dây hàn thép không lõi thuốc, doanh nghiệp Malaysia chịu thuế từ 15,30-34,37%; doanh nghiệp Trung Quốc chịu thuế từ 22,77-36,56%, riêng doanh nghiệp Thái Lan không bị áp ở sản phẩm này.
Được biết, ngành vật liệu hàn hiện đang là ngành công nghiệp hỗ trợ đang được khuyến khích và ưu tiên phát triển theo Nghị quyết 115 của Chính phủ về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Hiện nay, công suất của ngành sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam đối với sản phẩm que hàn inox và dây hàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong nước với lần lượt là 6.000 tấn và 66.000 tấn.
Trước đó, tháng 3/2021, Bộ Công Thương bắt đầu tiến hành vụ việc điều tra trên cơ sở đề nghị của của ngành sản xuất trong nước.
Kết quả điều tra cuối cùng cho thấy, sản lượng vật liệu hàn bị điều tra nhập khẩu từ Malaysia, Thái Lan và Trung Quốc gia tăng cả về tuyệt đối và tương đối so với tổng lượng tiêu thụ nội địa và lượng sản xuất của ngành sản xuất trong nước. Theo đó, đây là nguyên nhân chính gây ra thiệt hại đáng kể đối với ngành sản xuất trong nước.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tác động của biện pháp phòng vệ thương mại, tình hình sản xuất, cung-cầu, giá cả… để đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng, thuận lợi cho các ngành sản xuất theo đúng quy định.
-
Liên tiếp bị kiện, xuất khẩu ống thép của Việt Nam gặp khó
Các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với các mặt hàng sắt thép của Việt Nam có xu hướng gia tăng tại Mỹ trong thời gian qua.








-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam đón nhận tin vui từ thị trường Mỹ
Từ ngày 5/5/2025, doanh nghiệp này có thể xuất khẩu sản phẩm thép hộp (LWRPT) vào thị trường Mỹ và thực hiện quy trình tự chứng nhận xuất xứ mà không bị áp thuế chống bán phá giá.
-
Doanh nghiệp chi gần 2 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng từ Indonesia, Australia và Nga
Trong 3 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã chi hơn 1,8 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, chủ yếu phục vụ các nhà máy nhiệt điện.
-
ETF vàng bùng nổ tại Trung Quốc giữa lo ngại địa chính trị
Trước áp lực địa chính trị và nguy cơ đồng Nhân dân tệ mất giá, các nhà đầu tư Trung Quốc đổ xô vào các quỹ ETF vàng.