Mới đây, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã chính thức khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại với một số sản phẩm ống thép nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo đó, các sản phẩm ống thép thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 của Việt Nam sẽ bị điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại từ ngày 29/7/2022.
Mỹ khởi xướng điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép Việt
Cụ thể, nguyên đơn gồm các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn tại Mỹ đã cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS) từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang nước này nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tương ứng mà Mỹ đang áp dụng với các nước nêu trên.
Theo quy định, các bên có liên quan có thời hạn 30 ngày kể từ ngày khởi xướng để nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tới cơ quan điều tra Mỹ.
Bên cạnh đó, trong vòng 300 ngày kể từ khi khởi xướng, DOC phải ra kết luận cuối cùng của vụ việc, có thể gia hạn, nhưng tổng thời gian không quá 1 năm.
Trước mặt hàng ống thép, các sản phẩm thép ống, thép hộp của Việt Nam cũng bị cáo buộc đã sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các quốc gia đang chịu thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp, bao gồm Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Đài Loan.
Theo dữ liệu của Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC), trong năm ngoái, tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm bị đề nghị điều tra của Việt Nam sang Mỹ khoảng 57,6 triệu USD. Gần đây, Bộ Công Thương Việt Nam cũng lưu ý về số vụ việc liên quan đến phòng vệ thương mại tăng nhanh.
Hết quý 1/2022, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã là đối tượng của 212 vụ điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài. Trong đó, các vụ việc điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chiếm 25 vụ và có xu hướng gia tăng trong bối cảnh xung đột thương mại Mỹ-Trung và khi Việt Nam tham gia nhiều FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA.
Để hạn chế những tác động của việc thép Việt Nam bị áp thuế nhập khẩu bổ sung ở các nước, theo Bộ Công Thương, các doanh nghiệp cần hướng đến tự chủ được các nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào và khép kín từ khâu đầu vào đến sản xuất, loại trừ dần nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ các quốc gia khác.
Ngoài ra, Cục Phòng vệ Thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm ống thép liên quan tiếp tục nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Mỹ. Đồng thời, thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Mỹ; phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.
-
Thị trường thép xây dựng cạnh tranh khốc liệt về giá bán
Nhu cầu thép suy yếu đã tác động trực tiếp đến giá nguyên liệu đầu vào, kéo theo giá các mặt hàng thép xây dựng trong nước giảm liên tiếp trong thời gian qua.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.