Trong khi đó, các công trình dịch vụ công cộng không được xây dựng theo cam kết hoặc chậm triển khai. Trên nhiều diễn đàn và các phương tiện truyền thông những vấn đề nêu trên đã được đề cập... nhưng, vì sao tình trạng này vẫn diễn ra?
Quy hoạch bị phá vỡ, phải thay đổi có nhiều nguyên nhân. Chất lượng các thiết kế quy hoạch không bảo đảm, thiếu đồng bộ đã dẫn đến tình trạng phải thay đổi quy hoạch nhiều lần. Ví dụ, khu đô thị Nam Trung Yên đã có tới 8 lần điều chỉnh quy hoạch cục bộ nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, nhiều công trình phụ trợ vẫn chưa được triển khai. Việc giao quy hoạch cho các chủ đầu tư thực hiện trong thời gian vừa qua được tiến hành theo kiểu đồng loạt, "dàn hàng ngang", nhưng lại thiếu sự kiểm tra, giám sát... của cơ quan chức năng nên "mạnh ai nấy làm"... cũng khiến quy hoạch bị phá vỡ... Chưa kể đến những quy hoạch thiếu tính khả thi. Việc thay đổi quy hoạch nhiều lần không chỉ gây lãng phí thời gian, bởi thời gian "chờ quy hoạch" sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy xã hội khác, không thể cân đong bằng tiền bạc.
Một vấn đề bức xúc đã được báo chí nhiều lần đề cập là tình trạng tại nhiều khu đô thị mới, dù chưa có hệ thống trường học, bệnh viện, thậm chí không có đất làm trụ sở sinh hoạt dân cư... nhưng, chủ đầu tư vẫn xin điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, tăng chiều cao công trình, mật độ xây dựng, chuyển chức năng sử dụng đất từ công trình công cộng, cây xanh, thành các công trình cao tầng hỗn hợp, nhà cao tầng... nhằm kiếm thêm lợi nhuận. Việc làm này không chỉ phá vỡ quy hoạch, làm hỏng không gian, làm nham nhở gương mặt của các khu đô thị mới mà nghiêm trọng hơn, nó tạo ra áp lực dân số lên các công trình hạ tầng kỹ thuật vốn đã nghèo nàn và thiếu đồng bộ. Vì sao đã được cảnh báo, tình trạng này vẫn diễn ra? Tìm nguyên nhân không khó! Ngăn chặn những lợi ích sinh ra trong quá trình phá vỡ quy hoạch cũng không khó. Vấn đề "nằm gọn" ở cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.
Có thể thấy, công tác quản lý nhà nước về quy hoạch trên địa bàn thành phố hiện nay còn tồn tại rất nhiều vấn đề. Những câu chuyện xung quanh việc lập, thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu hay khớp nối hạ tầng kỹ thuật giữa một số dự án khu đô thị, khu nhà ở cao tầng với các khu dân cư liền kề... đã nhiều lần làm "nóng" dư luận. Công tác thanh tra, kiểm tra xung quanh việc quản lý, thực hiện quy hoạch và việc xử lý sai phạm cũng có nhiều vấn đề kéo theo nhiều bức xúc... Để giải quyết thực trạng nêu trên, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đồ án quy hoạch, phân kỳ đầu tư thực hiện quy hoạch, cần làm rõ trách nhiệm của các cơ quan chức năng, đồng thời có chế tài nghiêm khắc xử lý sai phạm.
Nếu không siết chặt công tác quản lý, chắc chắn tình trạng "vỡ" quy hoạch sẽ còn tiếp diễn.
-
Đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm (TP.Hồ Chí Minh): Chưa thông thoáng về hạ tầng và chính sách
Ngày 8-5, Ban Quản lý Đầu tư – Xây dựng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2, TP. Hồ Chí Minh) phối hợp với Hiệp hội Bất động sản và Trung tâm Xúc tiến Thương mại – Đầu tư thành phố tổ chức Hội nghị "Xúc tiến đầu tư vào Khu đô thị mới Thủ Thiêm”. Tại đây, vấn đề về cơ sở hạ tầng và giá đất được các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm. <br/br>
-
Nan giải hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất (hệ số K)
CafeLand – Hệ số điều chỉnh tiền sử dụng đất (hệ số K) đang là một vấn đề nan giải đối với nhiều người khi họ có nhu cần làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhiều người dân không thể làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do không thể đóng được tiền sử dụng đất quá cao.
-
Cấp sổ đỏ qua mạng để giảm phiền hà
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở TM&MT Hà Nội cho biết, việc triển khai thí điểm dịch vụ công trực tuyến cho một số thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trong đó có việc cấp sổ đỏ qua mạng vừa giảm sự phiền hà cho người dân và doanh nghiệp, vừa công khai minh bạch để giám sát cán bộ thụ lý hồ sơ. <br/br>