PRA là công ty con do Parkson Holdings Bhd sở hữu 67,96%.
Parkson Holdings cho biết Parkson Việt Nam có lịch sử hoạt động thua lỗ, “những khoản lỗ được cộng dồn trong những năm gần đây do môi trường kinh doanh đầy thách thức do hậu quả của đại dịch Covid-19”.
"Đặc biệt, việc thiếu sự hỗ trợ từ chủ sở hữu của Parkson Việt Nam, chẳng hạn như giảm giá thuê trong thời gian đóng cửa do đại dịch khi hoạt động của các cửa hàng của Parkson Việt Nam bị hạn chế, đã ảnh hưởng xấu đến tài chính của công ty”, Parkson cho biết.
Do đó, tập đoàn cho biết đã đánh giá và xác định rằng việc tiếp tục hoạt động tại Việt Nam là không khả thi về mặt thương mại và xác định rằng việc nộp đơn xin phá sản sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho Parkson Việt Nam.
Điều này phù hợp với việc tập đoàn tập trung vào các hoạt động của mình tại Malaysia, nơi công ty vẫn lạc quan về triển vọng thị trường chung, Parkson cho hay.
Tuy nhiên, đơn xin phá sản phải được sự chấp thuận của các cơ quan hữu quan ở Việt Nam.
Parkson cho biết "PRA sẽ chỉ có thể xác định tác động tài chính chính xác của việc phá sản tự nguyện của Parkson Việt Nam đối với tài sản hữu hình ròng hợp nhất trên mỗi cổ phiếu và thu nhập trên mỗi cổ phiếu của Tập đoàn PRA cho năm tài chính hiện tại kết thúc vào ngày 31/12/2023 khi cấp đơn”.
Theo luật pháp Việt Nam, “trách nhiệm pháp lý của Parkson Việt Nam sẽ vẫn thuộc và giới hạn ở Parkson Việt Nam và không mở rộng sang công ty, các công ty con khác hoặc công ty mẹ của công ty. Do đó, khả năng rủi ro tối đa của tập đoàn do việc phá sản tự nguyện của Parkson Việt Nam sẽ bị giới hạn ở phần vốn góp vào Parkson Việt Nam”.
"Bất chấp những điều đã nói ở trên, PRA đã ghi nhận khoản lỗ do suy giảm giá trị toàn bộ đối với phần vốn góp vào Parkson Việt Nam trong báo cáo tài chính đã kiểm toán của mình”, Parkson cho hay.
Năm 2022, hoạt động của Parkson tại Việt Nam ghi nhận khoản lỗ 2,3 triệu đô la Singapore (khoảng 1,7 triệu đô la Mỹ). Năm 2021, lợi nhuận trước thuế của Parkson Việt Nam là 13,7 triệu đô Singapore; doanh thu giảm từ 10,1 triệu đô Singapore trong kỳ xuống còn 2,4 triệu đô Singapore trong năm tài chính 2022.
Parkson vào Việt Nam năm 2005 và phát triển chuỗi trung tâm mua sắm cao cấp tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và Hải Phòng. Trung tâm thương mại đầu tiên tại Việt Nam khai trương vào tháng 6.2005 mang tên Parkson Saigon Tourist Plaza. Ở thời kỳ đỉnh cao, chuỗi bán lẻ này từng có 10 trung tâm thương mại cao cấp ở các vị trí đắc địa tại Hà Nội, TP.HCM như tại: Parkson Viet Tower trên phố Thái Hà, Parkson Keangnam (Hà Nội), Parkson Paragon (TP.HCM).
Tuy nhiên, đến nay, Parkson Việt Nam chỉ còn lại một địa điểm kinh doanh tại TP.HCM.
-
Parkson bán trung tâm mua sắm tại Hải Phòng với giá 10 triệu USD
CafeLand - Parkson - nhà điều hành các trung tâm bách hóa đến từ đất nước Malaysia - sẽ thu hẹp quy mô hoạt động tại Việt Nam sau nhiều năm thua lỗ.








-
Hầm chui hơn 340 tỷ đồng tại nút giao An Phú chốt ngày thông xe chính thức
Hầm chui HC1 thuộc dự án nút giao An Phú (TP.Thủ Đức) sẽ chính thức thông xe vào ngày 9/5, góp phần giảm ùn tắc và nâng cao khả năng kết nối liên vùng tại cửa ngõ phía Đông thành phố.
-
Đường sắt đô thị TP.HCM - Tham Lương sẽ dừng sử dụng vốn ODA, chuyển sang vốn đầu tư công
Đối với tuyến số 2 (TP.HCM - Tham Lương), Thủ tướng chỉ đạo UBND TP.HCM khẩn trương tiếp thu, hoàn thiện hồ sơ, dự thảo Quyết định theo văn bản số 3084/VPCP-QHQT ngày 11/4/2025 về việc dừng sử dụng vốn ODA, chuyển sang nguồn vốn đầu tư công....
-
TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu liên thông dữ liệu chuẩn bị hợp nhất
Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) TP.HCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu cùng Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM vừa thống nhất ban hành kế hoạch phối hợp tổ chức vận hành các hệ thống thông tin sau khi hợp nhất đơn vị hành chính, theo SGGP....