CafeLand - Dự thảo luật về thuế tài sản hiện đang gây tranh cãi bởi đa số ý kiến cho rằng, tên gọi “thuế tài sản” đang rấp mập mờ, việc áp thuế cũng chưa rõ mục đích, còn nhiều bất cập.

Nên chọn khởi điểm nhà có giá trị từ 2 tỉ trở lên mới phải đóng thuế.

Dựa trên số liệu khảo sát với hơn 9.000 hộ gia đình tại hơn 3.000 xã trên cả nước, các hộ gia đình mang tính chất đại diện cho từng khu vực phân bổ dân cư, TS Nguyễn Việt Cường, Phó viện trưởng Viện Chính sách công và Quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, đại diện nhóm nghiên cứu cho rằng, việc đánh thuế tài sản như đề xuất hiện nay của Bộ Tài chính sẽ làm giảm thu nhập khả dụng của các hộ gia đình đi 0,9% dẫn tới chi tiêu thực tế cũng sẽ giảm 0,7%.

“Khi phải đóng thuế mà các yếu tố khác không thay đổi, chắc chắn thu nhập khả dụng của hộ gia đình sẽ giảm đi, ít nhất là trong ngắn hạn”, ông Cường khẳng định.

Theo PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Học viện Tài chính, tên gọi “thuế tài sản” mà Bộ Tài chính đưa ra là một cái tên gọi mập mờ và dễ gây tranh cãi.

“Trên thế giới không quốc gia nào gọi là thuế tài sản, mà đều có một tên gọi cụ thể nhắm tới loại tài sản. Chỉ có một vài nước gọi là thuế tài sản cố định, còn lại đều gọi rất rõ ràng như thuế đất đai, thuế nhà ở, thuế của cải ròng… Ngay cả ‘property tax’ cũng có thể mang nghĩa rộng hơn nghĩa thường hiểu là thuế bất động sản”, ông Cương nói và cho rằng trước tiên cần xem xét tên gọi của loại thuế này, cần có một tên gọi cụ thể với đối tượng thu thuế, không nên gọi “thuế tài sản” chung chung.

Chung quan điểm, PGS TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho rằng hiện cũng chưa rõ mục tiêu thật sự của Luật Thuế tài sản là gì, là muốn tăng thu hay điều tiết thị trường bất động sản, điều tiết đầu cơ?

“Nói thật, tôi cảm thấy mục đích của dự thảo hiện nay không rõ”, ông Thành nói.

Về tác động của thuế tài sản như dự thảo hiện nay, theo ông Thành sẽ làm giảm thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình nếu ban hành.

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng loại thuế này không ảnh hưởng tới đói nghèo mà chủ yếu làm giảm thu nhập của người giàu. Do đó, chỉ số bất bình đẳng được cải thiện nhưng chủ yếu do người giàu bị giảm thu nhập chứ không do người nghèo giàu lên.

Ông Thành cho rằng, thuế tài sản không phải là một sắc thuế bền vững nếu chi tiêu công không thúc đẩy phúc lợi và năng suất toàn xã hội.

Từ đó VEPR đề xuất, nên điều chỉnh mức khởi điểm giá trị nhà phải chịu thuế một cách thận trọng, theo các tính toán khoa học. Từ nghiên cứu, nhóm chuyên gia này cho rằng mức thuế khởi điểm giá trị nhà ở có thể cao hơn. Điều quan trọng là phải tính toán giá trị thế nào, theo giá thị trường hay theo cách tính nào, còn như hiện nay thì chưa có nhiều phương án khả thi.

Ngoài ra, việc cải thiện ngân sách cần bắt nguồn từ tiết kiệm chi, chứ không phải việc tăng cường thu.

  • Muốn đánh thuế tài sản, cần minh bạch nguồn chi

    Muốn đánh thuế tài sản, cần minh bạch nguồn chi

    CafeLand - Sáng nay, 12-12, tại buổi hội thảo “Khoa học khả năng áp dụng và tác động của thuế tài sản ở Việt Nam”, vấn đề đánh thuế bất động sản lại một lần nữa được bàn tới với nhiều quan điểm khác nhau.

Tâm An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.