26/08/2021 5:26 PM
Thuê mặt bằng là nhu cầu phổ biến của những người kinh doanh. Để đảm bảo được quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên, tránh tranh chấp, rủi ro, khi thuê mặt bằng cần tiến hành lập hợp đồng thuê mặt bằng.

Thế nào là hợp đồng thuê mặt bằng?

Hợp đồng thuê mặt bằng là loại hợp đồng thuê tài sản, thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê với mục đích thuê quyền sử dụng mặt bằng kinh doanh, trong đó:

- Bên cho thuê là chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền cho thuê mặt bằng, phải có các loại giấy tờ chứng minh như giấy chứng nhận quyền sở hữu mặt bằng hoặc giấy ủy quyền,…

- Bên thuê là những người có nhu cầu thuê mặt bằng.

- Đối tượng hợp đồng thuê mặt bằng là các bất động sản như đất, nhà cửa, căn hộ, nhà, kiot,…

Các đối tượng này khi cho thuê cần phải có giấy tờ pháp lý như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, công trình gắn liền với đất; còn thời hạn sử dụng; không có tranh chấp, kê biên,…

Rủi ro khi không lập hợp đồng thuê mặt bằng

Để đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm các bên liên quan, cần phải ký kế hợp đồng thuê mặt bằng. Một số rủi ro khi không lập hợp đồng thuê mặt bằng, đối với các bên liên quan:

- Bên cho thuê không đảm bảo quyền sử dụng mặt bằng, dẫn tới tranh chấp. Hay các vấn đề về sử dụng mặt tiền của mặt bằng hoặc bên cho thuê đột ngột đòi lại mặt bằng. Bên cho thuê tăng giá thuê bất thường,…

- Bên cho thuê cũng có thể gặp rủi ro như bên thuê tự ý sửa chữa mặt bằng kinh doanh mà không cần sự đồng ý của bên cho thuê. Hoặc bên thuê làm hỏng đồ đạc, chấm dứt việc thuê mà không báo trước,…

Ngoài ra, hợp đồng thuê mặt bằng còn là cơ sở để giải quyết các vấn đề khi có tranh chấp xảy ra giữa các bên.

Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng mới nhất

Hợp đồng thuê mặt bằng

Download đầy đủ mẫu hợp đồng thuê mặt bằng mới nhất tại đây

Quyền và nghĩa vụ các bên trong hợp đồng thuê mặt bằng

Bên cho thuê: - Yêu cầu bên thuê phải thanh toán đầy đủ, đúng hạn tiền thuê mặt bằng cùng tiền dịch vụ đi kèm như đã thỏa thuận.

- Được quyền sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mặt bằng trong thời gian cho thuê nếu được bên thuê đồng ý.

- Thỏa thuận với bên thuê về việc điều chỉnh giá.

- Được lấy lại mặt bằng cho thuê khi hết thời hạn thuê.

- Yêu cầu bên thuê phải tiến hành sửa chữa, bồi thường thiệt hại do lỗi làm hư hỏng từ bên thuê gây ra.

Bên thuê:- Được tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận dù có thay đổi chủ sở hữu mặt bằng kinh doanh.

- Được ưu tiên ký tiếp hợp đồng cho thuê nếu hết thời hạn mà mặt bằng vẫn dùng với mục đích cho thuê.

- Nhận mặt bằng kinh doanh cùng trang thiết bị, tiện ích gắn liền (nếu có) theo thỏa thuận.

- Yêu cầu bên cho thuê sửa chữa mặt bằng trong trường hợp chúng bị xuống cấp, hư hỏng,…

Ngoài ra, khi tiến hành lập hợp đồng thuê mặt bằng bạn cần lưu ý những điều sau:

- Xác định chính xác người cho thuê là chủ sở hữu hoặc được ủy quyền hợp pháp việc cho thuê, tránh lừa đảo, giả mạo.

- Kiểm tra tình trạng mặt bằng khi bàn giao, diện tích thuê, tiền cọc, giá thuê,..

- Kiểm tra kỹ hợp đồng, đọc kỹ các điều khoản, lập thành hai bản như nhau trước khi ký để tránh rủi ro, tranh chấp có thể xảy ra.

Châu An
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.