Trước tình hình đó, lãnh đạo Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), khuyến cáo các sàn giao dịch không nên tiếp tay cho “dự án ma” để sớm đưa thị trường trở lại quỹ đạo phát triển ổn định.
"Các sàn giao dịch không nên tiếp tay cho “dự án ma” để sớm đưa thị trường trở lại quỹ đạo phát triển ổn định"
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch VARS, đề xuất ba nhóm giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản trong đại dịch Covid-19.
Cụ thể, đối với doanh nghiệp kinh doanh và dịch vụ bất động sản, cần thiết phải nghiên cứu để tìm ra phương án tái cấu trúc lại bộ máy, nhân sự và các giải pháp kinh doanh theo hướng tinh gọn, công nghệ hóa và chuyên nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm chi phí sản xuất, vừa tăng chất lượng vừa giảm giá sản phẩm.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn đến phân khúc nhà ở giá thấp và nhà ở xã hội. “Đây là phân khúc luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nhu cầu của khách hàng và chắc chắn luôn có tỷ lệ hấp thụ cao cho dù hậu quả của dịch bệnh làm cho tình hình kinh tế suy giảm”, ông Đính nhận định.
Đối với các sàn giao dịch bất động sản, ông Đính khuyên nên thực hiện nâng cấp hệ thống công nghệ để tăng hiệu quả kinh doanh; cấu trúc lại bộ máy, hệ thống quản trị nhằm giảm chi phí và tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đồng thời, các doanh nghiệp cũng nên tổ chức các hoạt động đào tạo nhằm nâng cao chất lượng và chuẩn hóa theo hướng chuyên nghiệp đội ngũ nhân viên môi giới; duy trì các hoạt động marketing để giữ vững khách hàng tại thị trường truyền thống và tiếp tục mở rộng phát triển.
Mặt khác, các chủ doanh nghiệp cần có giải pháp để chăm lo và hỗ trợ đội ngũ nhân viên của công ty, không nên bỏ mặc nhân sự trong bối cảnh khó khăn chung của toàn xã hội.
“Để sớm ổn định và đưa thị trường bất động sản phát triển bền vững, các sàn giao dịch cần kiên quyết không vì lợi ích cá nhân mà tiếp tay cho các dự án ma, dự án không phù hợp quy định pháp luật”, lãnh đạo VARS nhấn mạnh.
Đối với các cá nhân môi giới bất động sản, vị này khuyên cần tranh thủ trong khoảng thời gian nghỉ do dịch bệnh để hoàn thiện kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và nâng cao chất lượng nghề nghiệp, nâng cao giá trị bản thân.
Đối với Chính phủ, lãnh đạo VARS cũng kiến nghị sáu giải pháp.
Một là đưa các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh dịch vụ bất động sản vào nhóm đối tượng được hưởng các gói hỗ trợ của Chính phủ đã phê duyệt vì nhóm này thực chất cũng chịu tác động và ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh.
Hai là trực tiếp và thực chất hơn các khoản hỗ trợ cho các sàn giao dịch và môi giới bất động sản. Cụ thể như hoãn tiền thuê đất cho doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.
Theo đó, các doanh nghiệp này sẽ hoãn tiền thuê đất cho các sàn giao dịch bất động sản thuê lại mặt bằng; hoãn tiền phải nộp bảo hiểm xã hội cho đến khi hết dịch bệnh và sau khi hết dịch 12 tháng để doanh nghiệp có thêm nguồn hỗ trợ và trả lương cho người lao động; tiếp cận được nguồn vay từ ngân hàng để trả một phần lương cho nhân viên và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ba là, để phù hợp hơn với nhu cầu thị trường, cần xem xét lại việc quy định người nước ngoài mua nhà tại Việt Nam theo hướng mở rộng tỷ lệ người nước ngoài được mua nhà tại các dự án nhà ở thuộc phân khúc cao cấp.
Theo ông Đính, phân khúc này ít phù hợp với nhu cầu trong nước mà phù hợp với nhu cầu của người nước ngoài nhiều hơn. “Hiện nay, phân khúc này đang có lượng hàng tồn kho ở mức cao, việc làm trên sẽ góp phần tăng tính thanh khoản và giảm lượng hàng tồn kho trên thị trường”, ông Đính cho hay.
Bốn là chỉ đạo các tỉnh, thành phố quyết liệt hơn nữa trong việc vận dụng những biện pháp tháo gỡ của Chính phủ đối với các nội dung vướng mắc trong quy định pháp luật để đẩy nhanh quy trình giải quyết thủ tục cho các dự án bất động sản, làm tăng nguồn cung cho thị trường bất động sản và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Năm là, Chính phủ cần sớm phê duyệt chính sách bù lãi suất và thúc đẩy các ngân hàng cho vay vốn để đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội. Chắc chắn sau dịch bệnh, nếu chúng ta phát triển mạnh xây dựng nhà ở xã hội sẽ giúp nền kinh tế sớm phục hồi.
Sáu là, đối với quản lý nhà nước tại các địa phương, cần tăng cường kiểm soát nhằm hạn chế hiện tượng dự án ma, dự án không đúng quy định pháp luật và đặc biệt không để xảy ra hiện tượng tạo thị trường ảo để trục lợi như ở Hà Nội, Bà Rịa - Vũng Tàu trong thời gian qua.
-
Nhà ở vừa túi tiền vẫn đắt hàng trong mùa dịch
CafeLand - Trái với dự đoán của nhiều người, rằng giá bất động sản, trong đó có căn hộ sẽ giảm trong bối cảnh dịch Covid-19. Ghi nhận thực tế cho thấy tại một số dự án căn hộ có giá từ 1,5-2 tỉ đồng giao dịch có chậm lại, nhưng giá bán không giảm, thậm chí còn tăng.
-
Thị trường lao dốc, giá bất động sản vẫn không giảm
CafeLand - Báo cáo của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, thị trường bất động sản trong quý 1-2020 có lượng cung, giao dịch, tỷ lệ hấp thụ ở mức thấp nhất trong vòng bốn năm qua. Mặc dù thị trường trầm lắng, nhưng giá bán bất động sản vẫn không giảm.
-
eMagazine: Sun Group tìm hướng đi mới trong tâm dịch
Tìm hướng đi mới, xoay chuyển tình thế từ bị động sang chủ động gắn với tinh thần “3T” là cách mà Sun Group lựa chọn để đối mặt và vượt qua những thách thức mà đại dịch Covid-19 đặt ra. Trong một buổi trò chuyện cuối năm, bà Nguyễn Ngọc Thuý Linh, Tổ...
-
Đại dịch khiến nhu cầu mua ngôi nhà thứ hai lên cao kỷ lục
Đại dịch làm khối lượng tài sản của người giàu tăng lên nhanh chóng. Theo báo cáo, số cá nhân sở hữu tài sản trị giá trên 30 triệu USD đã tăng gần 10% vào năm ngoài. Điều này kéo theo nhu cầu cao kỷ lục đối với các bất động sản cao cấp hoặc những ngô...
-
Lợi nhuận homestay đâu chỉ đong đếm bằng tiền
Từ dạo bước chân vào làm homestay dù quy mô nhỏ xíu, mọi người vẫn mặc định tôi đang kinh doanh và thường hỏi về lợi nhuận. Đã là lợi nhuận thì nhất định câu trả lời phải bằng những con số, mọi câu trả lời khác được đánh giá thuộc dạng né tránh hoặc ...