Việc TPM Bình Dương vẫn có những khu phố vắng bóng người, thậm chí bỏ hoang, xuống cấp... cho thấy giữa quy hoạch, tầm nhìn và thực tế vẫn còn một khoảng cách quá xa. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp đột phá nào nhằm tháo gỡ thực trạng này?
Định hướng nơi hội tụ trí tuệ
Theo chương trình đột phá về phát triển đô thị của tỉnh Bình Dương giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn năm 2020 đã được UBND tỉnh Bình Dương thông qua, mục tiêu sẽ xây dựng đô thị Bình Dương thành 1 cực phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là đô thị loại I, TP trực thuộc Trung ương.
Theo đó, việc phát triển công nghiệp - dịch vụ phải gắn với quá trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng đô thị làm động lực cho sự phát triển.
Cụ thể, việc phát triển TPM Bình Dương theo hướng hiện đại, văn minh, sạch đẹp, thân thiện với môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân.
Nhằm phát huy vai trò các đô thị vệ tinh xung quanh TPM Bình Dương, nhiều tuyến đường đã được mở ra khang trang, đó là các tuyến đường: ĐT741, Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối với đường Vành đai 3-TPHCM, tạo ra hành lang mới gắn kết TPM Bình Dương với đầu tàu kinh tế của cả nước; đồng thời kết nối TPM Bình Dương với các cảng quốc tế, các trung tâm logisitcs và ngược lại.
Đường ĐT746, ĐT744 kết nối trung tâm TPM đi qua các khu di tích lịch sử cách mạng, khu du lịch, khu công nghiệp, trung tâm huyện Dầu Tiếng, Phú Giáo, Tân Uyên… tiếp tục tạo đà phát triển kinh tế đồng bộ cho các huyện phía bắc.
Cầu Thủ Biên, đường 7A, cầu Thới An giữ vai trò trọng yếu trong việc gắn kết giao thông từ Đông sang Tây, tạo thành thế liên hoàn giữa giao thông đối nội với giao thông đối ngoại; phát huy lợi thế vùng kinh tế trọng điểm với hệ thống giao thông quốc gia, cảng biển, sân bay, góp phần tạo ra lực xúc tác giúp địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh, thuận lợi hơn trong thu hút đầu tư, thúc đẩy giao thương và phát triển đô thị…
Theo ông Lê Văn Rum, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải tỉnh Bình Dương, chủ trương quy hoạch, xây dựng mạng lưới giao thông của Bình Dương là cùng phát triển các chùm đô thị vệ tinh hướng về trung tâm TPM. Từ đó lan tỏa mạnh mẽ ra các tỉnh, thành lân cận, rồi đến khu vực, ra quốc tế theo hướng gần nhất, tiết kiệm nhất. Nhờ phát triển tốt hệ thống giao thông mà khoảng cách thành thị với nông thôn đã rút ngắn, đồng nghĩa với việc làm thay đổi cơ bản, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Bình Dương.
TPM Bình Dương được định hướng là nơi hội tụ, thu hút trí tuệ và phát triển công nghệ, đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch các phân khu chức năng, cơ sở hạ tầng, các giải pháp phù hợp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây còn là công trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh đô thị của tỉnh trong thời kỳ đổi mới, đồng thời đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chính quyền, Nhân dân tỉnh Bình Dương.
Tầm nhìn chưa thực tế
Tuy nhiên, kể từ sau khi các cơ quan hành chính đầu não của Bình Dương chính thức chuyển đến TPM, thị trường BĐS tại đây thay vì nhộn nhịp lại trở nên ảm đạm. Nhiều điểm hạn chế gây kìm hãm sự phát triển, cũng như những giải pháp để kéo người dân đến với TPM Bình Dương đã được nhiều chuyên gia đề cập. Chẳng hạn nhiều ý kiến cho rằng TPM Bình Dương đưa ra tầm nhìn quá xa so với thực tiễn. Vấn đề cốt lõi của Bình Dương là chính sách đưa dân về khu vực TPM.
Nhưng để kéo dân về đây không hề đơn giản, bởi muốn thực hiện phải có những chính sách lâu dài: trước tiên cần tập trung vào những doanh nhân, nhà kinh doanh bởi họ sẽ tạo ra được công ăn việc làm, khi đó người lao động cũng sẽ tập trung về đây làm việc cho họ. Bên cạnh đó, một điểm nghẽn cần tháo gỡ nữa là giá BĐS ở đây đang bị đẩy lên cao so với bản chất của nó. Điều này khiến phần đông dân cư của Bình Dương là công nhân và người có thu nhập trung bình chưa thể tiếp cận khu vực này để sinh sống.
Một vấn đề quan trọng là tâm lý của người dân khi đã ổn định cuộc sống, sẽ rất khó khăn nếu phải di dời đến nơi ở mới. Dời đô đến khu vực mới là một chuyện cực kỳ khó khăn cho chính quyền, bởi sức ì ở lại rất lớn. Nếu không thực hiện đồng bộ và tốt, các đô thị mới sẽ không phát triển, người dân vẫn chỉ quanh quẩn ở những khu vực cũ. Tập quán hầu hết người dân vẫn chỉ thích những khu đô thị cũ do nơi đó có những quán ăn thân quen, trường học, bệnh viện, chợ búa và con đường đi làm hàng ngày. Để thay đổi họ qua một khu đô thị mới không hề dễ dàng.
Không khó tìm thấy những bảng rao bán nhà trong TPM Bình Dương.
Thực tế, trung tâm hành chính tỉnh đã chuyển đến TPM làm việc, nhưng các cán bộ và gia đình họ vẫn ở chỗ cũ. Vì thế cần phải có chính sách mang tính đột phá, đồng bộ. Không phải cứ xây nhà, làm đường lên đó là dân sẽ đến ở.
Có ý kiến cho rằng Bình Dương cần xây dựng thêm nhiều tiện ích dịch vụ, có trường đại học nhưng trường đó cũng phải có tên tuổi mới thu hút được sinh viên theo học. Các trung tâm văn hóa thiếu nhi, bệnh viện tất cả mọi thứ nhất quyết phải không thua kém, thậm chí hơn khu đô thị cũ mới hấp dẫn được người dân.
Ở góc độ tổng quan, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TPHCM, nhận định: “Muốn một khu đô thị mới thu hút đông dân đến ở phải có sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội. Trong đó hạ tầng kỹ thuật phải chắc chắn có trước; hạ tầng xã hội bao gồm trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, khu vui chơi giải trí, các phương tiện giao thông công cộng trong toàn khu vực… phải đáp ứng được nhu cầu người dân”.
Chính sách phát triển TPM Bình Dương của chính quyền rất tốt, nhưng sẽ mất nhiều thời gian để các kế hoạch này phát huy tác dụng. Hiện tại, cơ sở hạ tầng giao thông, chính sách giải quyết thủ tục đầu tư liên quan đến đất đai vẫn còn quá nhiêu khê, mất thời gian… Do vậy, tỉnh cần tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp BĐS tiếp cận đất đai, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết các thủ tục pháp lý để có thể nắm bắt thời cơ và tạo dựng được khu quần thể đồng bộ phục vụ cộng đồng dân cư. Ông Nakata Yasuyuki, Tổng giám đốc Becamex Tokyu |
-
Bất động sản Bình Dương: Vì đâu nên nỗi?
CafeLand – Sau một thời gian sốt nóng với hàng loạt dự án được đầu tư xây dựng, bất động sản Bình Dương đang có những dấu hiệu chững lại, hàng loạt dự án không có người ở, bị bỏ hoang chìm trong cỏ dại.
-
Thành Phố Mới Bình Dương: Những khu phố không người
CafeLand – Những dãy nhà phố được xây dựng bài bản nhưng không có người ở, hàng loạt dự án, khu biệt thự triệu đô xây dựng dang dở ngập trong cỏ lác… Đó là những gì đang xảy ra tại Thành Phố Mới Bình Dương.
-
Bong bóng bất động sản Bình Dương xì hơi?
Từng một thời là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư, nhưng BĐS Bình Dương giờ đang trong cảnh chợ chiều.
Thanh Hoài (ĐTTC)
VIP
Căn Hộ Cao Cấp sát Vincom Dĩ An cách Q1 19km giá cạnh tranh chỉ 1,6 - 1,8 tỷ/căn
Thương lượng- 0m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
VIP
Sở hữu căn hộ cao cấp 68,2m2 gồm 2PN + 2WC + NTCC sát Phạm Văn Đồng chỉ 915triệu
91,500- 68.2m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0966755***
VIP
bán căn hộ the felix cđt c-holdings, căn hộ 46m2 - 1 phòng ngủ + 1 giá 1 tỷ 480
1 tỷ 480 triệu- 46m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0981840***
VIP
Căn hộ cao cấp ngay Phạm Văn Đồng - Linh Xuân chỉ 450 triệu sở hữu ngay căn 2PN
Thương lượng- 0m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0901191***
VIP
Lô đất 150m2 mặt tiền D7 giá 1.050tr. Tặng Shophouse đang cho thuê giá 4tr/tháng
1 tỷ 50 triệu- 150m2
Bàu Bàng, Bình Dương
Hôm nay
0986000***
VIP
Nhà gần chợ Bình An, làng đại học Quốc gia HCM, đường ô tô thông, 1074 Dĩ An
3 tỷ 300 triệu- 60m2
Dĩ An, Bình Dương
Hôm nay
0982882***
VIP
CẦN BÁN 2 LÔ GÓC 488M² -2 MẶT TIỀN ĐƯỜNG NHỰA -GIÁ 7,5TY-ĐỐI DIỆN BV HẠNH PHÚC.
7 tỷ 500 triệu- 488m2
Thuận An, Bình Dương
Hôm nay
0384221***
VIP
bán Nhà sổ riêng mặt tiền Buôn Bán Thái Hòa tân uyên bình dương 3 tỷ 100 triệu
3 tỷ 100 triệu- 90m2
Tân Uyên, Bình Dương
Hôm nay
0964567***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.