Trong năm vừa qua, giá thuê hạng A giảm 5,3% so với năm trước do một tòa nhà nằm ở khu vực ngoại vi khu vực ngoại vi gia nhập vào thị trường với mức giá chào là 23 USD/m2/tháng, chỉ bằng một nửa so với giá trung bình hạng A của toàn thị trường.
Bên cạnh đó, một số chủ nhà chủ động điều chỉnh giá chào xuống để thu hút khách thuê mới nhằm lấp đầy những diện tích trống mà khách thuê cũ trả lại. Một vài chủ nhà cố gắng duy trì giá chào cao nhưng lại linh hoạt hơn về mức giá chốt, có thể giảm giá lên đến 20% - 25% so với giá chào bên cạnh các điều khoản thuê linh hoạt.
Thị trường văn phòng trong hai năm tiếp theo sẽ cạnh tranh hơn với lượng nguồn cung mới.
Theo CBRE, Covid-19 đã thay đổi cơ cấu nguồn cầu của thị trường văn phòng. Nếu trước đây vào những năm 2018 và 2019, không gian làm việc linh hoạt chiếm lĩnh thị trường khi dẫn đầu nguồn cầu thuê văn phòng thì trong năm 2020 gần như rất ít các giao dịch ở mảng này.
Thay vào đó, các ngành như bán lẻ, thương mại, thương mại điện tử; công nghệ thông tin; sản xuất là ba nhóm ngành dẫn dắt nguồn cầu với 53% trên tổng số các giao dịch được thực hiện và thu thập bởi CBRE Việt Nam trong năm vừa qua. Do dịch COVID-19, việc sử dụng công nghệ và mua hàng trực tuyến trở nên thông dụng hơn bao giờ hết, điều này đã giúp các doanh nghiệp thương mại điện tử tiếp tục mở rộng trong năm qua.
Dịch bệnh cũng đã thay đổi các chiến lược sử dụng bất động sản của khách thuê. Trước đây, nhân viên thường chủ yếu làm việc tại văn phòng nhưng hiện tại họ đã linh hoạt hơn khi làm việc tại nhiều nơi khác nhau.
Theo một cuộc khảo sát thực hiện bởi PwC, các khách thuê có xu hướng tái cơ cấu lại không gian làm việc theo mô hình kết hợp giữa việc làm tại văn phòng và ngoài văn phòng, bên cạnh việc điều chỉnh giảm mật độ chỗ ngồi trong văn phòng. Bằng cách này, các khách thuê có thể tiết kiệm một khoản chi phí thuê văn phòng nhưng vẫn duy trì được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như đảm bảo được sức khỏe của nhân viên.
Bà Phạm Ngọc Thiên Thanh, Phó giám đốc, Bộ phận Nghiên cứu và Tư vấn, CBRE Việt Nam cho biết, đại dịch Covid-19 đã định hình lại các xu hướng thị trường với những nhóm ngành không bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục dẫn dắt nguồn cầu thuê văn phòng trong năm 2021.
“Thị trường văn phòng trong hai năm tiếp theo sẽ cạnh tranh hơn với lượng nguồn cung mới. Nhằm cạnh tranh hơn, các chủ nhà cũng được tư vấn áp dụng những công cụ giải pháp tối ưu hóa văn phòng để đánh giá điểm mạnh và mặt hạn chế của tòa nhà nhằm chỉnh trang và nâng cấp tài sản”, bà Thanh cho biết.
-
Văn phòng cho thuê gặp áp lực trước làn sóng di dời để tiết giảm chi phí
CafeLand - Trong số các khách thuê chuyển khỏi các tòa nhà văn phòng hạ A và B trong quý 3/2020, có đến 54% khách thuê đã dịch chuyển xuống phân khúc thấp hơn, theo báo cáo của Savills Việt Nam.