Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo 378/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc làm việc về bảo đảm nguồn vật liệu cho các dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải khu vực ĐBSCL.
Thông báo nêu rõ, việc cung cấp cát của các chủ mỏ còn chậm, chưa đáp ứng tiến độ yêu cầu. Ngoài ra, các tỉnh chưa xác định được đủ nguồn cung cấp… làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án, nhất là dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau đang phải thi công rất chậm do thiếu nguồn cát san lấp.
Xem xét nguồn vật liệu từ nạo vét luồng lạch để san lấp dự án cao tốc khu vực ĐBSCL
Để bảo đảm đủ vật liệu san lấp nền đường cho các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải khu vực ĐBSCL, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu, các bộ, ngành, địa phương khẩn trương thực hiện một số nhiệm vụ.
Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo chủ đầu tư và các nhà thầu rà soát lại tiến độ các dự án cao tốc thuộc trách nhiệm quản lý. Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các địa phương điều phối hiệu quả hoạt động cung cấp vật liệu cát san lấp nền đường cho các dự án giao thông trọng điểm vùng ĐBSCL theo quy định của pháp luật.
Thành lập Tổ công tác do lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải làm tổ trưởng, có sự tham gia của lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo các địa phương, các chuyên gia, nhà khoa học để tư vấn, hỗ trợ giải quyết những vấn đề vướng mắc về kỹ thuật, pháp lý; hướng dẫn khảo sát mỏ mới, khu vực có tiềm năng để hoàn thiện các thủ tục có liên quan.
Đồng thời, khẩn trương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành chức năng đánh giá toàn diện về việc sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp. Lưu ý đánh giá kỹ yêu cầu về cơ lý, môi trường, hiệu quả kinh tế, hoàn thành trong quý 4/2023.
UBND các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL xem xét phương án tận dụng nguồn vật liệu từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch, các cù lao, cồn cát giữa sông trên địa bàn để làm vật liệu san lấp phục vụ cho dự án cao tốc, trên cơ sở đánh giá kỹ tác động môi trường và dự án được duyệt theo quy định của pháp luật.
Lập tổ công tác liên ngành của địa phương để giám sát hoạt động khai thác mỏ vật liệu, cung ứng cho các dự án cao tốc trọng điểm quốc gia, không để xảy ra việc sử dụng tài nguyên không đúng mục đích.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Giao thông vận tải làm tốt hơn nữa vai trò tham mưu cho lãnh đạo địa phương khi thực hiện cơ chế đặc thù trong cấp phép, gia hạn, nâng công suất khai thác mỏ, trong đó có những mỏ đã hết hạn nhưng trữ lượng vẫn còn hoặc quy hoạch mỏ đã hết hạn.
-
Tin vui về nguồn vật liệu cho các dự án giao thông trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Qua thí điểm dùng cát biển đắp nền đường cao tốc Hậu Giang - Cà Mau, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đánh giá sơ bộ cát biển có thể thay thế cát sông làm vật liệu đắp nền đường cao tốc.
-
Cần Thơ gấp rút khởi công dự án gần 7.300 tỷ đồng mở rộng hơn 7km quốc lộ huyết mạch
Đoạn quốc lộ 91 với chiều dài hơn 7km đi qua địa bàn TP. Cần Thơ sẽ được nâng cấp, mở rộng với tổng kinh phí lên đến gần 7.300 tỷ đồng. UBND TP. Cần Thơ chỉ đạo các đơn vị liên quan để sớm khởi công dự án này trong đầu năm 2025....
-
Mô hình TOD: Lực đẩy cho bất động sản tăng tốc
TOD (Transit Oriented Development) - mô hình lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch phát triển đô thị sẽ là tương lai phát triển của thị trường bất động sản. Sự đột phá về hạ tầng giúp tăng giá trị và thanh khoản ...
-
Bộ GTVT chỉ đạo khẩn về vấn đề “sống còn” ảnh hưởng đến các dự án hạ tầng giao thông
Để hoàn thành mục tiêu 3.000km đường cao tốc vào năm 2025, Bộ GTVT yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu phối hợp với các địa phương sớm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, nguồn cung ứng vật liệu xây dựng....