NH chủ động bán nợ
Như vậy, năm 2014, VAMC đã mua được 81.600 tỷ đồng nợ xấu của các TCTD với giá 67.275 tỷ đồng. Tính chung từ khi hoạt động đến cuối năm 2014, VAMC đã mua được gần 121.000 tỷ đồng nợ gốc của 39 TCTD và phát hành trái phiếu trị giá 88.000 tỷ đồng. Như vậy kế hoạch đặt ra cho VAMC năm nay khá sớm và khối lượng xử lý cũng tăng lên đáng kể.
Khó khăn lớn nhất là khung pháp lý để xử lý nợ, muốn làm nhanh, làm quyết liệt mà toàn bộ hệ thống pháp lý vẫn như hiện hành sẽ gây rất nhiều trở ngại cho NHNN trong việc đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu. Trong đó, đặc biệt lo ngại là quyền lực về mặt pháp lý của VAMC. TS. Lê Xuân Nghĩa, |
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Chủ tịch HĐTV VAMC, cho biết công ty đang xây dựng đề án mua bán nợ theo giá thị trường, trên cơ sở đó những khoản nợ mua theo giá thị trường có hiệu quả VAMC sẵn sàng tham gia góp vốn cùng doanh nghiệp để tái cấu trúc doanh nghiệp đó.
Trong 2 tháng đầu năm 2015, các TCTD dự định bán cho VAMC khoảng 10.000 tỷ đồng nhưng tổ chức chưa mua vì còn phải chờ phê duyệt từ NHNN và thống nhất phương án mua. Theo ông Hùng, sự khác biệt lớn là các TCTD đã chủ động làm việc và lên kế hoạch bán nợ với VAMC từ rất sớm, một tín hiệu tích cực để thực hiện mục tiêu đưa nợ xấu về dưới 3% trong năm 2015.
Hiện tại, các TCTD chủ yếu chọn biện pháp bán nợ xấu cho VAMC và nhận lại trái phiếu đặc biệt. Dù vậy các TCTD vẫn phải trích lập 20% mệnh giá trái phiếu cho dự phòng rủi ro. Chẳng hạn, BIDV đã bán 6.000 tỷ đồng nợ xấu cho VAMC trong năm 2014, tăng 445,5% so với năm 2013 (tương đương 1,35% dư nợ) và xử lý 6.000 tỷ đồng nợ xấu khác (tương đương 1,35% dư nợ).
Nếu tính cả số nợ hoán đổi với VAMC, tỷ lệ nợ xấu của BIDV sẽ khoảng 3,24% (tăng so với tỷ lệ 2,6% năm 2013). Theo báo cáo đến cuối năm 2014 nợ xấu của BIDV là 1,8% tổng dư nợ.
Cải tiến hướng xử lý
Từ trước đến nay một số biện pháp xử lý nợ xấu được nhắc đến thông thường, đó là TCTD chuyển khoản nợ cho các công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi và thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ. Hoặc chủ nợ và doanh nghiệp thỏa thuận nhưng theo hướng có lợi cho doanh nghiệp nhằm thúc đẩy khách nợ thanh toán dứt điểm khoản nợ. Biện pháp nữa là bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp, đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần khoản đã cho vay.
Hiện nhiều TCTD chọn phương án trích lập dự phòng và bán nợ cho VAMC, theo đó nợ xấu đang “dồn cục” tại VAMC do đơn vị này vẫn chưa có biện pháp để giải quyết đầu ra cho khoản nợ xấu đã mua vào. Các chuyên gia lo ngại nếu vẫn mua nợ xấu như phương án đang làm hiện nay, VAMC hoàn toàn không có động lực để xử lý nợ xấu.
Tuy nhiên, VAMC đang sẵn sàng tham gia góp vốn cùng doanh nghiệp, đồng thời mua bán nợ theo cơ chế thị trường. Bình luận về chủ trương này, HSC cho rằng đây là một bước đổi mới quan trọng. Trước hết, việc này sẽ thay đổi vai trò của VAMC từ một đại lý trở thành cơ quan chủ chốt. Vì đây là lần đầu tiên VAMC sử dụng nguồn lực tài chính thực sự của mình để mua nợ xấu.
Theo HSC, việc mua nợ xấu với giá trị thị trường thể hiện tình hình ở một số NH đã có nhiều cải thiện, do đó trích lập dự phòng cho nợ xấu của các NH có thể đang ở trong giai đoạn giá trị sổ sách, còn lại của những khoản nợ xấu này sát với giá thị trường. Hay nói cách khác một số NH đã sẵn sàng để bán nợ xấu ở giá thị trường và không quá quan tâm đến sự suy yếu trong bảng cân đối kế toán của mình.
Một số phân tích trước đây cho rằng, tốc độ xử lý nợ xấu có thể sẽ phải mất 4-5 năm nữa. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các NH đều mạnh tay trích lập dự phòng. Tính riêng chi phí trích lập dự phòng trong năm 2014 của 9 NH niêm yết là 21.088 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với năm trước.
Trong đó, chỉ riêng 4 NH dẫn đầu gồm BIDV, Vietcombank, VietinBank, MB đã lên đến 17.576 tỷ đồng. Các chi phí trích lập dự phòng hiện cũng chiếm đến gần 45% so với thu nhập lãi thuần cả năm của các NH. Cũng có ý kiến cho rằng việc chuyển sang mua nợ theo giá thị trường sẽ không giúp nhiều trong việc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu do nguồn lực của VAMC quá nhỏ và chưa có cơ chế pháp lý phù hợp.
Ông Nguyễn Quốc Hùng thừa nhận tổ chức này gặp nhiều vướng mắc về xử lý tài sản, quyền định đoạt tài sản, bất động sản; tranh chấp, kiện tụng. “Nhà nước phải có bộ luật về xử lý nợ xấu, cho VAMC "thanh kiếm" thì mới giải quyết triệt để được vấn đề” - ông Hùng nhấn mạnh.
-
Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an vào cuộc xử lý sở hữu chéo ngân hàng
Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ....
-
Agribank rao bán hàng trăm tỷ nợ xấu của loạt công ty thép, thế chấp bằng đất đai, nhà xưởng
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) - Chi nhánh An Phú vừa thông báo bán đấu giá toàn bộ khoản nợ trị giá hơn 360 tỷ đồng của Công ty TNHH Thép KDG Việt Nam và CTCP Đầu tư Khang Duy....
-
800 tấn quặng graphite được Agribank mang ra bán với mức giá không tưởng để thu hồi nợ
Đây tài sản thế chấp cho các khoản vay Công ty TNHH Việt Nam Carbon & Graphite và Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Lâm Ngọc tại Agribank Chi nhánh Tây Hồ.