Cụ thể, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan ban ngành liên quan để hoàn thiện tờ trình chủ trương triển khai thực hiện mục tiêu "Đến năm 2030, phấn đấu cả nước có khoảng 5.000km đường cao tốc".
Văn bản 92/TB-VPCP nêu rõ, Thủ tướng lưu ý Bộ GTVT căn cứ sự cần thiết, tính cấp bách, tính hiệu quả và khả năng bố trí nguồn lực để lựa chọn các dự án thành phần đường cao tốc Bắc - Nam phía đông cần đầu tư giai đoạn 2021-2025, đáp ứng mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành tuyến đường cao tốc này ở những nơi thật sự cần thiết.
Đồng thời, Thủ tướng cũng lưu ý, khẩn trương nghiên cứu, đề xuất triển khai ngay các tuyến đường bộ cao tốc khác có nhu cầu cấp thiết được đề nghị thời gian qua như Cần Thơ - Cà Mau, tuyến kết nối Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, các tuyến vành đai 3 - 4 TP Hồ Chí Minh và vành đai 4 - 5 Vùng Thủ đô Hà Nội,…
Ảnh minh họa
Về phương thức thực hiện, Thủ tướng xác định ưu tiên đầu tư cao tốc Bắc Nam theo hình thức PPP hoặc BOT nhằm huy động đa dạng các nguồn lực, có cơ chế bảo đảm hài hòa lợi ích của các bên liên quan (Nhà nước, người dân, nhà đầu tư). Nhưng cần rút kinh nghiệm các đề xuất trước đây gây ra bế tắc khi triển khai theo phương thức PPP và BOT.
"Nguyên tắc là triển khai đường cao tốc đi qua địa phương nào, địa phương đó phải chịu trách nhiệm giải phóng mặt bằng từ nguồn vốn tự có đã được phân bổ, việc hỗ trợ ngân sách Trung ương phải được Chính phủ xem xét cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ hỗ trợ một phần" – Văn bản 92/TB-VPCP nêu rõ.
Theo tìm hiểu, dự án đường ôtô cao tốc Bắc – Nam (CT.01) có tổng chiều dài 1.811 km, với điểm đầu là nút giao Pháp Vân (Hà Nội) điểm cuối là nút giao Chà Và (Cần Thơ). Các điểm khống chế của tuyến đường bộ cao tốc cũng đã được xác định, nằm trong Hành lang giao thông phía Đông, chạy gần như song song với quốc lộ 1A hiện tại cũng đang được nâng cấp mở rộng. Dự án có 16 đoạn tuyến với các điểm nút là: Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương, Mỹ Thuận và Cần Thơ.
Giai đoạn 2021 - 2025 các đoạn tuyến được đầu tư xây dựng của đường cao tốc Bắc Nam là: Hà Tĩnh - Quảng Bình, Quảng Bình - Quảng Trị, Quảng Ngãi - Bình Định, Bình Định - Nha Trang và mở rộng đoạn La Sơn - Tuý Loan. Tổng chiều dài 659 km, tổng mức đầu tư 113.096 tỷ đồng.
-
Giải ngân hơn 1.200 tỷ đồng cho Cao tốc Bắc Nam, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây
CafeLand - Hơn 1.200 tỷ đồng là số tiền đã được giải ngân để thi công cao tốc Bắc Nam, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây, theo thông tin từ chủ đầu tư dự án.
-
Một doanh nghiệp được thuê 73ha đất để xây dựng tuyến đường bộ ven biển gần 4.000 tỷ đồng
UBND tỉnh Thái Bình vừa có quyết định về việc cho Công ty TNHH đầu tư PPP đường ven biển tỉnh Thái Bình thuê đất để sử dụng vào mục đích xây dựng tuyến đường bộ ven biển tỉnh Thái Bình tại huyện Thái Thuỵ và huyện Tiền Hải....
-
Metro số 5 được đề xuất đầu tư hình thức PPP trong giai đoạn 2
Metro số 5 (giai đoạn 2) đang được TP.HCM xem xét thay thế lựa chọn đầu tư đối tác công tư (PPP) thay vì hình thức đầu tư vay vốn ODA.
-
Đề xuất đầu tư 6 cảng hàng không theo hình thức đối tác công - tư
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa trình Bộ GTVT đề án định hướng huy động các nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không.