Theo Ngân hàng nhà nước, việc tăng tỉ giá hiện nay là do tâm lý của thị trường. Việt Nam đã lường trước những biến động và điều chỉnh tương đối mạnh đồng USD?
Tuy nhiên, giá đồng USD bán ra từ đầu giờ sáng đến giờ vẫn bám trụ ở mức kịch trần là 22.547 đồng/ USD. Riêng giá mua vào đồng USD, nhiều ngân hàng như Vietinbank đẩy giá mua vào đồng bạc xanh tăng nhẹ .
Thị trường tự do ở Hà Nội và TP.HCM giá mua bán USD không hạ nhiệt, vẫn giữ mức khoảng 22.800 đồng/USD, thậm chí có vẻ căng hơn.
Trao đổi với PV, các chuyên gia kinh tế nhận định:
Việt Nam hưởng lợi nhờ giá dầu giảm
Ông Nguyễn Tiến Thỏa (Tổng thư ký hội thẩm định giá VN)
Giá dầu thô thế giới xuống khoảng 40 USD/ thùng kéo theo giá xăng dầu thành phẩm giảm theo. Vì 70% tổng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trong nước phải nhập khẩu về nên chúng ta được hưởng lợi nhờ giá dầu giảm.
Đồng thời, giá xăng dầu thành phẩm giảm tạo điều kiện cho việc giảm chi phí của nền kinh tế về tiêu dùng xăng dầu nhất là các ngành hàng có sử dụng xăng dầu. Đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều xăng dầu trực tiếp như là vận tải,… sẽ được hưởng lợi.
Qua đó, người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi khi chi phí cho tiêu dùng xăng dầu giảm và giá cả các mặt hàng tiêu dùng khác cũng hạ nhiệt.
Bên cạnh đó, chịu tác động của giá dầu thô, nhiều mặt hàng trên thế giới giảm mạnh như dệt may, da giày, hóa chất, máy móc, thiết bị…
Đối với Việt Nam, nhìn chung, chúng ta sẽ có lợi khi giá cả hàng hóa trên thế giới giảm. Bởi chúng ta là nước nhập khẩu nguyên liệu về để sản xuất rồi xuất khẩu và tiêu dùng trong nước. Như vậy, hàng hóa của VN sẽ cạnh tranh hơn so với một số nước.
Về mặt không thuận, giá dầu thô giảm mạnh thì thu ngân sách từ bán dầu thô cũng giảm tương đối lớn, hụt thu trong cân đối ngân sách chung vì chúng ta dự toán ngân sách với giá dầu 100 USD/ thùng trong khi giá bình quân từ đầu năm chỉ 50 USD/ thùng thôi.
Để đối phó với hụt thu ngân sách, các cơ quan như Bộ Tài chính cần xây dựng các kịch bản điều hành ngân sách từ nay đến cuối năm.
Ngân hàng nhà nước sẽ duy trì tỷ giá
Ông Lê Xuân Nghĩa (chuyên gia kinh tế)
Trước tâm lý kỳ vọng Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) điều chỉnh lãi suất khiến tỷ giá từ nay đến cuối năm sẽ điều chỉnh thêm tôi cho rằng không có cơ sở.
Vì Việt Nam đã lường trước những biến động và tính đến chuyện này bằng việc điều chỉnh tương đối mạnh đồng USD vừa qua. Tôi dự báo Ngân hàng nhà nước sẽ duy trì tỷ giá trong một thời gian tương đối dài từ nay cho đến hết quý 1 năm sau.
Về khả năng Mỹ điều chỉnh lãi suất liệu có xảy ra trong tháng 9? Chúng tôi đã trao đổi với các chuyên gia của Mỹ, họ cũng rằng đợt điều chỉnh lần này, nếu có thì Mỹ sẽ rất thận trọng nhất là sau khi Trung Quốc đã phá giá đồng nhân dân tệ.
Nếu Mỹ điều chỉnh đồng USD mạnh hơn thì thâm hụt thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ bùng nổ. Đây là điều Quốc hội Mỹ sẽ phản đối rất mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, Mỹ thường làm ăn rất bài bản. Hiện lạm phát của Mỹ đang rất thấp, nếu điều chỉnh cũng chỉ điều chỉnh trong khung lạm phát để tránh rơi vào trạng thái thiểu phát rất nguy hiểm.
Mặt khác, cả thế giới hiện có kinh tế Mỹ là phục hồi tương đối vững vàng còn lại các nước vẫn còn đang khó khăn. Rất nhiều ngân hàng trung ương các nước đã nới lỏng tiền tệ nên Mỹ cũng không dại gì điều chỉnh để khiến đồng tiền của mình mạnh thêm.
  • Tỷ giá giảm nhiệt sau cuộc họp khẩn của Thống đốc

    Tỷ giá giảm nhiệt sau cuộc họp khẩn của Thống đốc

    Chiều 26/8, một ngày sau cuộc họp khẩn của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với đại diện các Ngân hàng thương mại lớn, thị trường ngoại tệ đã giảm nhiệt, thanh khoản tăng mạnh và giá bắt đầu có xu hướng giảm xuống dưới mức trần.

  • Điều chỉnh tỷ giá: Được, mất đều lo

    Điều chỉnh tỷ giá: Được, mất đều lo

    Việc ngày 19-8 Ngân hàng Nhà nước (NHNN) điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1% và nới rộng biên độ giao dịch USD/VND thêm 1% được đánh giá sẽ tác động tích cực tới các DN XK. Tuy nhiên, theo nhiều DN, lợi ích này cũng không lâu dài và vẫn tiềm ẩn nhiều mối lo.

L.Thanh (Tuổi trẻ)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.