Hình minh họa
Tại tọa đàm về các dự án kết nối TP.HCM với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mới đây, nhiều dự án giao thông lớn đã được đư vào đề xuất nghiên cứu đầu tư.
Trong đó, có tuyến đườn bộ ven biển phía Nam kết nối TP.HCM – ĐBSCL được nghiên cứu dự kiến có chiều dài khoảng 428km, quy mô đường cấp III đồng bằng với bốn làn xe, với vận tốc thiết kế giai đoạn 1 là 80km/h.
Trong đó, tuyến qua TP.HCM có chiều dài gần 21km, mức đầu tư 3.031 tỉ đồng; Tiền Giang hơn 21km, mức đầu tư 4.113 tỉ đồng; Bến Tre hơn 37km, mức đầu tư 9.808 tỉ đồng; Trà Vinh hơn 59km, mức đầu tư 6.313 tỉ đồng; Sóc Trăng hơn 88km, mức đầu tư 10.762 tỉ đồng; Bạc Liêu dài khoảng 55km, đi trùng đường hiện hữu; Cà Mau khoảng 105km, mức đầu tư 4.421 tỉ đồng. Mức đầu tư các đoạn chưa bao gồm chi phí của các cầu lớn trên tuyến.
Ngoài ra, một dự án quan trọng khác là tuyến đường sắt tốc độ cao TP.HCM – Cần Thơ cũng được đề xuất nghiên cứu đầu tư và hoàn thành trước năm 2035.
Cụ thể, dự án có chiều dài 175km, tổng vốn đầu tư 220.000 tỉ đồng. Điểm dự án tại ga An Bình (phường An Bình, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương), điểm cuối tại ga Cần Thơ (phường Phú Thứ, quận Cái Răng). Công trình chạy qua 6 tỉnh, thành phố, gồm: Bình Dương, TP HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và Cần Thơ, với 13 ga.
-
Thêm một tuyến đường ven biển 8.400 tỉ ở Miền Tây được đề xuất, kinh phí vay từ Hàn Quốc
Bến Tre đề xuất xây tuyến đường ven biển dài 48km kết nối Tiền Giang và Trà Vinh với vốn đầu tư khoảng 8.400 tỉ đồng. Đây là là 1 trong số 16 dự án trọng điểm tại khu vực Miền Tây được địa phương thảo luận với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong cuộc họp diễn ra gần đây.








-
TPHCM khởi công và khánh thành nhiều công trình chào mừng đại lễ 30/4
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), TPHCM đồng loạt triển khai và tổ chức khởi công, thông xe kỹ thuật hàng loạt dự án giao thông, hạ tầng đô thị quan trọng....
-
Sau Sáp Nhập, địa phương này sẽ thành siêu đô thị 2,2 triệu tỷ và là Trung tâm kinh tế Việt Nam
Ngày 12/4/2025, Nghị quyết số 60-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thông qua kế hoạch giảm số đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 63 xuống 34, tạo động lực tái cấu trúc kinh tế và nâng cao hiệu quả quản lý. Trong đó, sự hợp nhất TP. Hồ Chí Minh, B...
-
Tại sao nhà ở trong khu đô thị được săn đón?
Mô hình khu đô thị (KĐT) tích hợp nhà ở, thương mại, giải trí và giáo dục đang trở thành xu hướng phát triển, theo Báo cáo triển vọng 2025 của Công ty tư vấn bất động sản Avison Young.