Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai mới đây đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Đồng Nai tham mưu về việc sử dụng nguồn vật liệu san lấp từ khu vực 187ha quy hoạch nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 2 để phục vụ thi công đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu.
Theo đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai đã tổ chức làm việc với các đơn vị liên quan như Cảng vụ hàng không miền Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), các chủ đầu tư, các nhà thầu về vấn đề trên.
Về pháp lý, khu vực 187ha thuộc một phần của diện tích gần 1.799ha do Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Cao su Đồng Nai sử dụng, đã được UBND tỉnh Đồng Nai thu hồi và bồi thường, hỗ trợ. Hiện nay, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Đồng Nai đang quản lý phần đất này.
Các đơn vị liên quan đã thống nhất báo cáo UBND tỉnh Đồng Nai xem xét, quyết định cho phép khai thác vật liệu san lấp từ nhà ga T3 sân bay Long Thành phục vụ thi công cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu theo thẩm quyền.
Theo tính toán sơ bộ, so với việc mua đất thương mại tại thời điểm hiện nay, nếu lấy 5,2 triệu m3 đất từ sân bay Long Thành để đắp cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu thì chi phí xây dựng sẽ giảm khoảng 400 tỷ đồng.
Đặc biệt, khi có đủ đất đắp, nhà thầu sẽ thi công đảm bảo tiến độ dự án, kịp thời nối liền mạch với đoạn cao tốc qua địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Nếu được chấp thuận, nhà thầu thi công dự án có trách nhiệm tự thỏa thuận với người dân có đất để thực hiện thu hồi vật liệu san lấp; cam kết khối lượng vật liệu chỉ phục vụ thi công dự án trọng điểm quốc gia; nhà thầu có trách nhiệm nộp đủ các khoản thuế, phí với Nhà nước theo quy định.
Sau khi hoàn tất khai thác vật liệu, người dân được tiếp tục sử dụng đất theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp; quy hoạch sử dụng đất tại các vị trí vẫn giữ nguyên theo quy hoạch hiện hành.
UBND tỉnh Đồng Nai sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát chặt chẽ quá trình san gạt hạ cốt nền, thu hồi vật liệu tại các vị trí trên.
Được biết, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu khởi công ngày 18/6/2023, dài gần 54km, quy mô 4-6 làn xe, với tổng mức đầu tư hơn 17.800 tỷ đồng. Trong đó, đoạn một dài 16km do tỉnh Đồng Nai làm chủ đầu tư, đoạn hai dài 18,2km do Bộ Giao thông Vận tải phụ trách và Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng đoạn 3 dài 19,5km.
-
Sau một năm khởi công, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đang làm tới đâu?
Tuyến cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu với chiều dài hơn 50km, được chia làm 3 dự án thành phần. Đến nay, sau một năm khởi công, tiến độ của các dự án thành phần khá đối lập. Liệu tuyến cao tốc rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến TP. Vũng Tàu chỉ còn 70 phút này có về đích đúng kế hoạch?
-
Thị trường kim loại quý phục hồi nhờ đâu?
Theo MXV, thị trường kim loại ghi nhận diễn biến tích cực với sự phục hồi của bạc và bạch kim, một phần là nhờ lực mua kỹ thuật của giới đầu cơ.
-
Nguồn vật liệu thi công cao tốc Cần Thơ - Cà Mau hiện ra sao?
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng yêu cầu cố gắng tối đa sử dụng cát biển tại dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau. Những vị trí cấp thiết, không dùng được cát biển thì mới sử dụng cát sông....
-
UBND tỉnh Bình Định vừa có chỉ đạo quan trọng về việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định yêu cầu các đơn vị, địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các mỏ đá làm vật liệu trên địa bàn tỉnh.