Ảnh minh hoạ.
Phó Thủ tướng đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo, chuyên gia, nhà khoa học trao đổi, phân tích để đưa ra câu trả lời cho một số vấn đề lớn: Đường sắt tốc độ cao có kết hợp vận tải hành khách và hàng hoá hay không; giải pháp công nghệ, tốc độ phù hợp và kinh nghiệm phát triển của các nước; lộ trình triển khai, các đoạn tuyến ưu tiên...
"Các ý kiến, lập luận cần dựa trên hiệu quả đối với các ngành kinh tế, các vùng, miền và cả nước; khả năng chuyển giao, làm chủ công nghệ và mục tiêu phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ đường sắt hoàn chỉnh", Phó Thủ tướng nói.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, tuyến đường sắt tốc độ cao với tốc độ thiết kế là 350 km/giờ, vận tải hành khách và vận tải hàng hoá khi có nhu cầu; còn tuyến đường sắt hiện hữu sẽ chuyển sang phục vụ vận tải hàng hoá.
Thời gian qua, Bộ GTVT đã phối hợp với Tổng cục Thống kê (Bộ KH&ĐT) đánh giá tác động của Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đến nền kinh tế cho thấy dự án có thể đóng góp khoảng 1 điểm % tăng trưởng GDP mỗi năm trong giai đoạn 2025-2037.
Bộ GTVT và các cơ quan liên quan cũng đã rà soát, cập nhật hoàn thiện phương án huy động nguồn vốn, đánh giá tác động nợ công; đề án phát triển nguồn nhân lực; định hướng phát triển công nghiệp đường sắt…
Bên cạnh việc thực hiện cải tạo, nâng cấp để khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có, Ban Quản lý dự án đường sắt cũng đang triển khai các bước chuẩn bị đầu tư các dự án thuộc tiêu chí dự án quan trọng quốc gia: Tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng nằm trên hành lang kinh tế Đông - Tây; Ngọc Hồi (Thanh Trì, Hà Nội) – Thạch Lỗi (Đông Anh, Hà Nội) kết nối các tuyến đường sắt đi phía nam và phía bắc; TPHCM – Cần Thơ kết nối TPHCM với các tỉnh miền Tây Nam Bộ; Thủ Thiêm – Long Thành kết nối TPHCM với Cảng hàng không Long Thành; Biên Hoà – Vũng Tàu kết nối các tỉnh Đông Nam Bộ với TPHCM, cảng biển khu vực Cái Mép – Thị Vải.
Về khó khăn, vướng mắc, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết các dự án đường sắt quan trọng quốc gia có quy mô lớn, tiêu chuẩn kỹ thuật phức tạp, đi qua nhiều địa phương nên cần xem xét cẩn trọng, kỹ lưỡng, công tác chuẩn bị đầu tư mất nhiều thời gian, cần sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành, địa phương.
Các dự án đường sắt mang lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế nhưng hiệu quả tài chính dự án không cao, nên ngân sách nhà nước cần giữ vai trò chủ đạo và ưu tiên bố trí nguồn lực để đầu tư.
Công nghiệp đường sắt trong nước chưa sản xuất được phương tiện, thiết bị, linh kiện, phụ tùng cho đường sắt nói chung.
Nguồn nhân lực chưa tiếp cận với trình độ quản lý, kỹ thuật tiên tiến; thiếu chuyên gia về đường sắt.
Từ năm 2005-2010, Chính phủ đã giao Tổng công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư để nghiên cứu dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam. Nghiên cứu được thực hiện bởi Liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (liên danh VJC). Dự án đề xuất quy mô đường đôi, khổ 1.435 mm chỉ chạy riêng tàu khách, tốc độ thiết kế 350 km/h. Chiều dài tuyến là 1.570 km, với 27 ga và 5 depot.
Dự án dự kiến có điểm đầu từ ga Hà Nội đến Ngọc Hồi (Thanh Trì), điểm cuối là ga Thủ Thiêm (TP HCM), chạy qua 20 tỉnh thành. Tổng mức đầu tư dự kiến trên 58 tỷ USD bằng nguồn vốn ngân sách.
Theo các chuyên gia đường sắt tính toán nếu đường sắt tốc độ cao đi vào hoạt động, với tốc độ trung bình khoảng 300km/h thì đi từ Hà Nội vào TP HCM chỉ mất khoảng 6 tiếng, tính cả giờ dừng đỗ ở các ga (quãng đường 1.540km), từ Hà Nội vào Vinh-Nghệ An mất hơn 1 tiếng.
Do vậy, thay vì lựa đi máy bay và đường bộ thì người dân có thể lựa chọn đi tàu tốc độ cao, có thể “ăn sáng ở Hà Nội và ăn trưa tại TP HCM".
-
Hơn 800 tỉ đồng xây 1,6km đường nối trung tâm thành phố Thanh Hóa với cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45
Dự án đường nối từ nút giao Đông Xuân thuộc tuyến cao tốc Mai Sơn – Quốc lộ 45 đến khu vực nội thành thành phố Thanh Hóa vừa được phê duyệt đầu tư với tổng kinh phí hơn 800 tỉ đồng.
-
Hà Nội vẫn sử dụng bảng giá đất cũ để tính thuế đất
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký văn bản về việc xác định nghĩa vụ tài chính thuế thu nhập cá nhân và các khoản thu từ đất theo quy định của Luật Đất đai 2024 trên địa bàn thành phố....
-
Ricons của ông Nguyễn Bá Dương trúng thầu dự án Imperia Smart City
Ricons vừa cho biết đã tiếp tục trúng thầu tại dự án Imperia Smart City, một trong những dự án đắc địa phía Tây Thủ đô Hà Nội với quy mô 2,3ha, bao gồm 5 tòa căn hộ cao 38 tầng được thiết kế theo hình chữ U....
-
Đề xuất sàn thương mại điện tử, nền tảng số phải nộp thuế doanh nghiệp
Sáng 22/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình bày tờ trình về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi.