Theo Interesting Engineering, công ty điện gió Goldwind của Trung Quốc đã thành công xây dựng tuabin gió ngoài khơi 16 MW. Điều đặc biệt, công ty này đã lắp đặt tuabin này chỉ trong vòng 24 giờ đồng hồ.
Goldwind lập kỷ lục lắp tuabin gió lớn nhất thế giới trong 24 giờ
Goldwind cho biết, khi tuabin ngày càng to, chúng cần được lắp đặt ở độ sâu lớn hơn dưới biển, khiến công việc trở nên khó khăn. Tuy nhiên, bằng cách rút ngắn đáng kể thời gian ở một số khâu quan trọng như tháo dỡ dụng cụ, thiết kế module, lắp sẵn rotor, dẫn tới thời gian nâng nhấc giảm đáng kể.
Hiện nay, các công ty Trung Quốc đang trong cuộc đua chế tạo tuabin lớn hơn, điều này giúp khai thác nhiều năng lượng hơn trong một vòng quay.
Được biết, sản phẩm GWH252-16 MW đang là tuabin lớn nhất thế giới có sẵn cho hoạt động thương mại. Theo đó, thời gian lắp đặt tuabin ngắn có thể giảm chi phí xây dựng cũng như giúp trang trại điện gió đi vào hoạt động nhanh hơn. Hồi tháng 9/2023, công ty này cũng thông báo lắp đặt tuabin gió 14,3 MW chỉ trong 30 giờ.
Một turbine gió 16 MW khác của Goldwind cũng từng lập kỷ lục hồi đầu tháng 9 khi sản xuất 384,1 MWh điện trong 24 giờ tại tỉnh Phúc Kiến, trong bão Haiku có sức gió lên đến 85 km/h.
Được biết, chiều cao trung tâm của trung tâm tuabin là 152 mét, trọng lượng của phòng máy và tổ hợp máy phát điện là 385 tấn, cánh quạt dài 123 mét và diện tích quét cánh quạt khoảng 50.000 m2, tương đương với khoảng 7 sân bóng tiêu chuẩn.
Theo Goldwind, các sản phẩm tuabin trên được sản xuất ở nhà máy thông minh không thải carbon, sử dụng điện gió kết hợp pin quang năng. Sản phẩm được thiết kế nhẹ, dễ dàng tháo lắp và tái chế. Việc vận chuyển các bộ phận cũng được tiến hành một cách khoa học để giảm đóng gói.
-
Nhiều doanh nghiệp Đan Mạch tìm đối tác đầu tư điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết một số doanh nghiệp của Đan Mạch đang khảo sát, nghiên cứu khả thi, tìm kiếm đối tác đầu tư cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam với giá thành phù hợp.
-
Tại Việt Nam, Pacifico Energy hiện là nhà đầu tư năng lượng tái tạo lớn nhất của Mỹ với dự án điện mặt trời Mũi Né công suất 40 MW ở Bình Thuận và dự án điện gió Sunpro 30 MW ở Bến Tre.








-
Quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí có gì đáng chú ý?
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 100/2025/NĐ-CP trong đó quy định mới về cơ chế phát triển các dự án nhiệt điện khí sử dụng khí thiên nhiên.
-
Đề xuất mới về thẩm quyền quyết định chủ trương xây nhà máy điện hạt nhân
Tại dự thảo Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi), Chính phủ đề xuất phân quyền quyết định chủ trương đầu tư nhà máy điện hạt nhân cho Thủ tướng thay vì Quốc hội.
-
Mục tiêu đến 2030: Một nửa tòa nhà công sở và nhà dân sẽ sử dụng điện mặt trời mái nhà
Bộ Công Thương đặt mục tiêu đến năm 2030, có 50% các tòa nhà công sở và 50% nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu (phục vụ tiêu thụ tại chỗ, không bán điện vào hệ thống điện quốc gia)....