Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) công bố quyết định về việc điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân. Theo đó, từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện bình quân sẽ tăng lên 2.204,0655 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), mức điều chỉnh này tương đương mức tăng 4,8%, tăng hơn 100 đồng so với giá điện bán lẻ bình quân hiện hành.
EVN cho biết, với mức điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân mới sẽ tác động CPI là 0,09%.
Khách hàng điện sinh hoạt phải trả cao nhất thêm hơn 65.000 đồng
Đối với các khách hàng điện sinh hoạt hiện được chia làm 6 bậc thang, nên việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được EVN tính toán là sẽ làm tăng thêm tiền điện phải trả từ 4.550 đồng đến hơn 65.000 đồng, tùy theo mức sử dụng.
Cụ thể, đối với các hộ sử dụng điện dưới 50 kWh, tiền điện tăng thêm khoảng 4.550 đồng/hộ/tháng.
Các hộ sử dụng từ 51 kWh - 100 kWh, mức tăng tiền điện khoảng 9.250 đồng/hộ/tháng.
Các hộ dân sử dụng từ 101 kWh - 200 kWh (đang là nhóm khách hàng lớn nhất), mức tăng tiền điện khoảng 20.150 đồng/hộ/tháng.
Các hộ sử dụng điện từ 201 kWh - 300 kWh, mức tăng tiền điện khoảng 33.950 đồng/hộ/tháng.
Các hộ sử dụng điện từ 301- 400 kWh, mức tăng tiền điện khoảng 49.250 đồng/hộ/tháng.
Đối với các hộ sử dụng điện từ 400 kWh trở lên, mức tăng tiền điện khoảng 65.050 đồng/hộ/tháng.
Bảng tính toán chi phí tăng thêm của người dân khi điều chỉnh giá điện. Nguồn: EVN
Điều chỉnh giá điện ảnh hưởng không đáng kể đến hộ nghèo
Về cơ bản, việc điều chỉnh giá điện này sẽ bảo đảm các hộ nghèo, các gia đình chính sách bị ảnh hưởng ở mức không đáng kể.
Đối với các hộ nghèo và hộ chính sách xã hội sẽ được hỗ trợ tiền điện hàng tháng tương đương với lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng.
Đối với các hộ chính sách xã hội có mức sử dụng điện không quá 50 kWh/tháng, mức hỗ trợ cũng tương đương với số lượng điện sử dụng 30 kWh/hộ/tháng. Mức hỗ trợ hộ nghèo, hộ chính sách là 56.790 đồng/hộ/tháng theo chủ trương của Chính phủ.
Với khách hàng kinh doanh dịch vụ (có khoảng 574.000 khách hàng), mức tăng trung bình mỗi khách hàng là 332.000 đồng/tháng.
Còn với khách hàng sản xuất (cả nước có gần 2 triệu khách hàng), sau điều chỉnh giá, mỗi khách hàng sẽ trả thêm trung bình là 677.000 đồng/tháng.
Với các khách hàng hành chính sự nghiệp (tổng số 719.000 khách hàng), sau khi đổi giá, trung bình mỗi khách hàng sẽ trả thêm 125.000 đồng/tháng.
-
Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.200 đồng/kWh từ ngày 10/5
Từ ngày 10/5, giá điện sẽ được điều chỉnh tăng thêm hơn 100,94 đồng/kWh, lên hơn 2.200 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).
-
CHÍNH THỨC: Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần
Theo nghị định mới của Chính phủ, giá điện được xét thay đổi 3 tháng một lần, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên. Tức là, mỗi năm có thể sẽ có 4 đợt thay đổi giá điện.
-
ĐỀ XUẤT MỚI: Giá điện bán lẻ còn 5 bậc, cao nhất 3.786 đồng/kWh
Biểu giá bán lẻ điện dự kiến rút ngắn từ 6 xuống còn 5 bậc, giá ở bậc cao nhất (701 kWh trở lên) là 3.786 đồng/kWh, chưa gồm thuế VAT.








-
Giá điện tăng 4,8% lên hơn 2.200 đồng/kWh từ ngày 10/5
Từ ngày 10/5, giá điện sẽ được điều chỉnh tăng thêm hơn 100,94 đồng/kWh, lên hơn 2.200 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).
-
Chỉ đạo mới của Bộ Công Thương về cung ứng điện trong các tháng cao điểm nắng nóng
Trong bối cảnh cả nước phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP 8%, nhu cầu điện năng được dự báo sẽ ngày càng tăng cao, do đó, Bộ Công Thương yêu cầu các đơn vị liên quan bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống người dân trong m...
-
21 tỉnh thành phía Nam được bổ sung thêm nguồn điện mới
Từ đầu năm 2025, nhiều công trình tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng… đã được đưa vào vận hành, góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội....