Dự thảo nêu rõ lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải:
1. Thời điểm bắt đầu thực hiện kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy đang lưu hành:
- Từ 01/01/2027 đối với xe mô tô, xe gắn máy lưu hành trên địa bàn 2 thành phố trực thuộc Trung ương, gồm thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ 01/01/2028 đối với xe mô tô, xe gắn máy lưu hành trên địa bàn 04 thành phố trực thuộc Trung ương còn lại, gồm thành phố Hải Phòng, thành phố Đà Nẵng, thành phố Cần Thơ và thành phố Huế.
- Từ 01/01/2030 đối với xe mô tô, xe gắn máy lưu hành trên địa bàn các tỉnh, thành phố còn lại. Tùy theo tình hình thực tế, các tỉnh, thành phố này có thể quy định áp dụng thời hạn sớm hơn.
2. Xe mô tô sản xuất trước năm 2008, áp dụng Mức 1 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
3. Xe mô tô sản xuất từ năm 2008 đến năm 2016, áp dụng Mức 2 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
4. Xe mô tô sản xuất từ năm 2017 đến ngày 30/6/2026, áp dụng Mức 3 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
5. Xe mô tô sản xuất sau ngày 01/7/2026, áp dụng Mức 4 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
6. Xe gắn máy sản xuất trước năm 2016, áp dụng Mức 1 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
7. Xe gắn máy sản xuất từ năm 2017 đến ngày 30/6/2027, áp dụng Mức 2 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
8. Xe gắn máy sản xuất từ ngày 01/7/2027, áp dụng Mức 4 - Giới hạn lớn nhất cho phép của khí thải quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật môi trường quốc gia về khí thải xe mô tô, xe gắn máy lưu hành ở Việt Nam.
9. Xe mô tô, xe gắn máy lưu hành trên địa bàn thành phố Hà Nội và TP.HCM phải đáp ứng quy định về khí thải Mức 2 trở lên, tính từ ngày 01/01/2032.
10. Xe mô tô, xe gắn máy lưu hành vào "vùng phát thải thấp" của thành phố Hà Nội theo quy định của Luật Thủ đô phải đáp ứng quy định về khí thải theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
Dự thảo Quyết định được xây dựng trên quan điểm bảo vệ sức khỏe người dân và môi trường sống là ưu tiên hàng đầu. Việc kiểm soát khí thải từ xe mô tô, xe gắn máy phải được đặt trong tổng thể mục tiêu bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không khí đô thị và nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Thực hiện lộ trình một cách thận trọng, khả thi, có phân kỳ phù hợp: lộ trình áp dụng cần tính toán đầy đủ tác động kinh tế - xã hội, tránh gây xáo trộn lớn cho đời sống người dân và hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhóm người thu nhập thấp phụ thuộc vào xe mô tô, xe gắn máy.
Ưu tiên áp dụng trước tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Nghiên cứu triển khai thí điểm tại các đô thị lớn (như Hà Nội, TP.HCM...) trước khi nhân rộng ra toàn quốc, kết hợp với các giải pháp hỗ trợ kỹ thuật, truyền thông và chính sách ưu đãi.
-
Nhiệt điện, xi măng, thép lọt “tầm ngắm”: 150 nhà máy lớn chuẩn bị nhận hạn ngạch khí thải!
Trong giai đoạn 2025-2026, dự kiến 150 nhà máy phát thải lớn trong lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép, xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch khí thải, chiếm khoảng 40% tổng khí thải cả nước.
-
Đề xuất thu phí bảo vệ môi trường đối với khí thải 3 triệu đồng/năm
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định phí bảo vệ môi trường đối với khí thải.
-
Kinh nghiệm trên thế giới về xử lý lượng khí thải CO2 khổng lồ của bê tông
Bê tông là vật liệu nhân tạo được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Tuy nhiên, trong khi xi măng - thành phần quan trọng trong bê tông - đã định hình phần lớn môi trường xây dựng của chúng ta, nó cũng có một lượng lớn khí thải carbon được thải ra môi trường. Theo tổ chức nghiên cứu Chatham House, xi măng là nguồn gây ra khoảng 8% lượng khí thải CO2 trên thế giới.







