Theo CTTĐT Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giao thông vận tải trước ngày 05/8/2023, hoàn thành việc đề xuất thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (Đề án) và các dự án đường sắt tốc độ cao khác kết nối liên vùng và quốc tế trong hệ thống đường sắt quốc gia (Ban chỉ đạo) theo đúng quy định.
Trong đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm Phó Trưởng Ban; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan liên quan, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, đại diện lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội là thành viên Ban chỉ đạo.
Thành lập Tổ tư vấn giúp việc cho Ban chỉ đạo, làm việc chuyên trách (không kiêm nhiệm), bao gồm các chuyên gia đầu ngành, tâm huyết về giao thông vận tải đường sắt (kể cả chuyên gia đã nghỉ hưu).
Kịp thời xây dựng quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo và tổ tư vấn giúp việc để có thể triển khai ngay (nghiên cứu, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước…) trong quá trình xây dựng Đề án, lập dự án...
Bám sát chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 49-KL/TW ngày 28/02/2023 và các văn bản khác có liên quan đến định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam; trên cơ sở đó, nghiên cứu rất kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện, đề xuất phương án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, bảo đảm hiệu quả, khả thi và bền vững.
Căn cứ lịch công tác, chương trình làm việc 06 tháng cuối năm 2023 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để kịp thời hoàn thiện Đề án, báo cáo Thường trực Chính phủ theo quy định, bảo đảm chất lượng và tiến độ yêu cầu.
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được trình Chính phủ vào tháng 2/2019, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đi qua 20 tỉnh, đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa, chiều dài 1.545 km, tốc độ khai thác tối đa khoảng 320 km/h. Đoàn tàu sử dụng công nghệ động lực phân tán.
Tổng mức đầu tư dự kiến toàn bộ dự án khoảng 58,71 tỉ USD bao gồm: chi phí giải phóng mặt bằng 1,98 tỉ USD, chi phí xây dựng 31,58 tỉ USD, thiết bị 15 tỉ USD, chi phí quản lý dự án, tư vấn 5,82 tỉ USD, chi phí dự phòng 4,07 tỉ USD.
Trong kết luận của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam, giai đoạn 206 – 2030 sẽ ưu tiên khởi công các đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội – Vinh và TP.HCM – Nha Trang. Phấn đấu đến năm 2045 sẽ hoàn thành toàn tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
-
Lập ban chỉ đạo xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Trong báo cáo tiền khả thi năm 2019, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có chiều dài 1.545km đi qua địa bàn 20 tỉnh thành. Tốc độ thiết kế tàu cao tốc là 320km/h, tổng vốn đầu tư dự kiến 58,71 tỉ USD.
-
Hai tuyến cao tốc nào vừa được bổ sung vào quy hoạch?
Chính phủ vừa đồng ý bổ sung vào quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 hai dự án cao tốc gồm Cà Mau – Đất Mũi và Quảng Ngãi – Kon Tum.
-
Loạt “ông lớn” Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát… đứng trước thời cơ chưa từng có
ACBS kỳ vọng các ông lớn ngành nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng như Vinaconex, Đèo Cả, Hòa Phát sẽ bứt phá nhờ việc hưởng lợi từ cơ hội đầu tư công lớn nhất từ trước đến nay.
-
12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng nào sẽ được khởi công trong năm 2025
Trong năm 2025, Bộ Giao thông Vận tải sẽ tổ chức khởi công 12 dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên cả nước. Trong đó, nhiều dự án sẽ được khởi công ngay trong đầu năm 2025.