CafeLand - Các nhà phát triển bất động sản ở Philippines đang xem xét việc sử dụng thay thế mới cho các trung tâm thương mại khi mọi người đang có xu hướng ưa thích việc mua sắm trực tuyến.

SM Prime Holdings, một trong những tập đoàn bất động sản đa quốc gia lớn nhất của Phillipines, hiện đang biến một số bãi đậu xe của mình trở thành nơi giữ xe dài hạn, trong khi đó, một đơn vị của Ayala Land đang có kế hoạch chuyển đổi các khu vực trong trung tâm mua sắm thành các cơ sở phụ trợ thương mại điện tử và phòng khám y tế.

Một trong những đại dịch tồi tệ nhất đã khiến người dân Philippines lo sợ về công việc kinh doanh hàng ngày của họ. Điều đó gây thêm áp lực lên những đại lý bán lẻ vốn đã gặp quá nhiều khó khăn trong thời gian dài vừa qua.

Philippines là một trong những nơi có số lượng trung tâm thương mại lớn nhất châu Á, theo Joey Bondoc, một nhà nghiên cứu và quản lý tại Colliers International Group. Thủ đô Manila và các khu vực lân cận có tổng diện tích các cửa hàng bán lẻ là 7,3 triệu m2. Đây là diện tích lớn gấp hơn hai lần Công viên Trung tâm của New York.

Tỷ lệ trống của các đại lý bán lẻ ở Manila được dự báo sẽ tăng lên 12% trong năm nay. Giá thuê sẽ cũng chứng kiến lần giảm đầu tiên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009, buộc các trung tâm mua sắm phải thay đổi để tồn tại, ông Bondoc nói.

AyalaLand Logistics Holdings đang nghiên cứu biến các bộ phận của trung tâm thương mại thành các cơ sở thương mại điện tử, theo một tài liệu của Bloomberg.

“Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu các cơ hội”, Francis Montojo, giám đốc tài chính của đơn vị cho biết. Ông nói thêm rằng các khu thương mại khác có thể được chuyển đổi thành phòng khám chăm sóc sức khỏe hoặc không gian văn phòng.

Trong khi đó, SM Prime đã cho một ngân hàng thuê một tầng trong bãi đỗ xe của một trung tâm thương mại, cũng như cho thuê một tầng khác trong một tòa tháp văn phòng, chủ tịch Jeffrey Lim của tập đoàn cho biết.

Cổ phiếu của AyalaLand Logistics đã giảm tới 2,3% trong phiên giao dịch tại Manila hôm thứ Năm tuần trước. Kash Salvador, phó giám đốc tại công ty dịch vụ bất động sản Santos Knight Frank cho biết: “Các đơn vị quản lý đại lý bán lẻ phải xem xét các khu vực có thể để xoay trục được không. Chúng tôi nhận thấy cơ hội trong việc lưu trữ hàng hóa và kho bãi do nhu cầu về logistics hơn khi số lượng người mua sắm trực tuyến cũng tăng mạnh”.

Ông Bondoc chia sẻ thêm: “Các chủ sở hữu trung tâm thương mại cũng nên cân nhắc việc cho các công ty hợp tác thuê không gian trống khi các doanh nghiệp tìm kiếm văn phòng nhỏ hơn ở nhiều địa điểm khác nhau”.

Anh Nguyễn - The Business Times
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
  • Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Bất động sản châu Á trở lại mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2024

    Sau khi trải qua năm 2023 đầy thử thách với lãi suất cao, sự phục hồi yếu hơn dự kiến ở Trung Quốc đại lục và căng thẳng địa chính trị đè nặng lên hoạt động cho thuê và đầu tư, thị trường bất động sản Châu Á Thái Bình Dương đã sẵn sàng cho nửa cuối n...

  • Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Bất động sản châu Á đang ở đâu?

    Ngành bất động sản châu Á đang phải đối mặt với nhiều thách thức đa dạng khi tình hình kinh tế và địa chính trị bấp bênh cũng như mối đe dọa biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, triển vọng của thị trường này lại vượt trội so với phần còn l...

  • Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Ngành xây dựng châu Á tiếp tục gặp khó do thiếu lao động và lãi suất cao

    Theo báo cáo thị trường của công ty tư vấn xây dựng toàn cầu Linesight công bố vào ngày 21/03, tình trạng thiếu lao động lành nghề và lãi suất tăng trong thời gian dài tiếp tục ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng của ngành xây dựng khu vực vào năm 2...

 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.