Các nhà phân tích trong ngành bất động sản đã nói rằng chính phủ Trung Quốc có thể cân nhắc việc giải cứu một số nhà phát triển bất động sản trong bối cảnh cuộc khủng hoảng bất động sản vẫn tiếp diễn.
Bộ trưởng Nhà ở Trung Quốc, Ni Hong, cho biết vào cuối tuần trước rằng mặc dù thị trường bất động sản nước này đang trong giai đoạn chuyển đổi đầy khó khăn, nhưng vẫn tồn tại nền tảng để phát triển bền vững.
Ông nói: “Mô hình phát triển cũ theo đuổi tốc độ và số lượng không còn phù hợp với yêu cầu mới về phát triển bất động sản chất lượng cao. Do đó, một mô hình phát triển mới là điều rất cần thiết.
Xây dựng mô hình phát triển bất động sản mới là chiến lược cơ bản nhằm giải quyết các vấn đề hiện tại, thúc đẩy sự phát triển ổn định và lành mạnh của thị trường bất động sản”.
Mô hình mới sẽ được thực hiện thông qua chiến lược mà ông Ni Hong gọi là “3 dự án lớn” (3 major projects), bao gồm xây dựng nhà ở giá rẻ, cải tạo các làng đô thị và xây dựng các cơ sở công cộng.
Mô hình “3 dự án lớn” được làm lại dựa trên khái niệm “nhà là để ở, không phải để đầu cơ” được Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra lần đầu tiên cách đây vài năm và thường xuyên được trích dẫn trong các cuộc họp cấp cao.
Trước khi mô hình “3 dự án lớn” xuất hiện, chính phủ Trung Quốc đã tung ra một loạt biện pháp nới lỏng thị trường bất động sản, bao gồm việc giảm các khoản đặt cọc, nới lỏng quy định vay thế chấp,… song thị trường vẫn ở trạng thái ảm đạm.
Về phân khúc nhà ở mới giá rẻ, ông Ni Hong cho biết kế hoạch của các cấp chính quyền là sẽ tập trung vào việc đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhóm người chuyển từ các khu vực thành phố cấp thấp hơn tới các đô thị lớn cũng như giới trẻ.
Trong khi đó, tại các làng đô thị (urban villages), được định nghĩa là những khu dân cư kiểu làng đông đúc được bao quanh bởi các tòa nhà chọc trời ở các thành phố lớn, ông Ni Hong cho biết những nỗ lực sẽ xoay quanh việc loại bỏ các mối nguy hiểm tiềm ẩn về an toàn và cải thiện điều kiện sống của người dân.
Tao Ran, giáo sư Trường Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết mặc dù việc mở rộng nguồn cung nhà ở tại các thành phố có dòng dân cư đổ vào là một bước đi đúng hướng, nhưng những dự án như vậy sẽ gặp phải những rào cản khi thực hiện, và mô hình mới không phải “thuốc chữa bách bệnh” cho lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc.
“Ví dụ, chính quyền địa phương có thể thiếu động lực để thúc đẩy các dự án nhà ở giá rẻ, vì điều này đồng nghĩa với việc cắt giảm doanh thu từ việc bán đất của họ”, ông Tao Ran nói.
Đối với các nhà phát triển bất động sản tư nhân đã tuân thủ mọi luật lệ, nhưng hiện vẫn đang phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản, ông Tao Ran cho biết chính phủ nên cân nhắc hỗ trợ thanh khoản vì vấn đề của họ có thể gây ra cuộc khủng hoảng trong hệ thống ngân hàng.
Larry Hu, chuyên gia kinh tế về Trung Quốc tại Macquarie, cho biết trong khi phía Bắc Kinh cam kết tại hội nghị công tác tài chính trung ương rằng sẽ “đáp ứng nhu cầu tài chính hợp lý từ các nhà phát triển bất động sản”, thì trên thực tế, điều đó nói dễ hơn làm, vì các ngân hàng không muốn cho các nhà phát triển vay do lo ngại về các rủi ro tín dụng liên quan.
“Điều lý tưởng nhất là chính quyền trung ương nên can thiệp, nhưng các nhà hoạch định chính sách sẽ chỉ thực hiện những hành động thực sự nếu mọi thứ trở nên tồi tệ đối với họ. Trong mọi trường hợp, lĩnh vực bất động sản sẽ không thoát khỏi khó khăn cho đến khi vấn đề rủi ro tín dụng được giải quyết”, ông Larry Hu nhấn mạnh.
-
Ngành khách sạn trở thành “cứu cánh” cho thị trường bất động sản Trung Quốc
Ngành khách sạn ở Trung Quốc đã chứng kiến sự phục hồi ổn định trong 3 quý đầu năm 2023, nhờ sự bùng nổ của hình thức du lịch giải trí sau đại dịch, qua đó thúc đẩy nhu cầu về khách sạn và đẩy giá phòng tăng cao.
-
Hàng loạt yếu tố như lãi suất cao, nền kinh tế suy yếu, sản lượng xuất khẩu giảm,… đã khiến nhiều nền kinh tế châu Á gặp khó khăn trong quý III. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi khối lượng giao dịch bất động sản tổng thể trong quý III tại châu Á rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 2013. Tuy nhiên, vẫn có một số ngoại lệ khi có những thị trường hoạt động ổn định giữa thời điểm khó khăn chung của ngành.
-
Ngân hàng United Oversea (UOB) của Singapore cho biết thị trường bất động sản thương mại ở Mỹ và Trung Quốc là những “điểm yếu” về kinh tế cần theo dõi trong môi trường lãi suất cao kéo dài. Ngược lại, phía UOB lại tỏ ra lạc quan với thị trường Đông Nam Á.
-
Thêm nhà phát triển bất động sản hàng đầu Trung Quốc trên bờ vực vỡ nợ
Cuộc khủng hoảng bất động sản tại Trung Quốc sắp bước sang năm thứ 5, nhưng rắc rối nợ nần của các doanh nghiệp có vẻ vẫn ngày càng chồng chất. Trái phiếu đồng USD của các công ty địa ốc đang bị giảm sâu trên thị trường, việc phát hành nợ mới trở nên...
-
Trung Quốc đẩy mạnh hỗ trợ tỷ giá nhân dân tệ dưới sức ép từ đồng USD
Theo Nikkei Asia Review, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa phát tín hiệu về việc tăng cường hỗ trợ nhân dân tệ để ngăn đà suy yếu nhanh của đồng tiền này sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dự báo giảm lãi suất ít hơn trong năm 2025 khiến ...
-
Thái Lan trở thành điểm nóng của các nhà đầu tư bất động sản Trung Quốc
Người Trung Quốc là những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều giao dịch bất động sản nhất tại Thái Lan, chiếm gần 46% tổng số căn hộ chung cư do người nước ngoài đã mua vào năm 2023.