Một người đàn ông đạp xe dọc các khu nhà ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Cổ phiếu của các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc tăng cao khi có tin Trung Quốc sẽ gia hạn các khoản vay cho các nhà phát triển gặp khó khăn. Ảnh: EPA
Các nhà chức trách Trung Quốc đã công bố các biện pháp sâu rộng để giải cứu lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn, bù đắp những năm khắc nghiệt của đại dịch và các biện pháp siết lĩnh vực bất động sản đã làm đình trệ nền kinh tế số 2 thế giới.
Theo đó, cơ quan quản lý ngân hàng và ngân hàng trung ương của Trung Quốc đã ban hành bộ chỉ thị nội bộ gồm 16 điểm nhằm thúc đẩy “sự phát triển ổn định và lành mạnh” của ngành.
Các biện pháp bao gồm hỗ trợ tín dụng cho các chủ đầu tư phát triển nhà ở đang gánh nhiều nợ, hỗ trợ tài chính để đảm bảo hoàn thành và bàn giao dự án cho chủ nhà, và hỗ trợ cho vay trả chậm cho người mua nhà.
Kế hoạch được đưa ra cùng ngày Ủy ban Y tế Quốc gia đã ban hành 20 quy tắc để “tối ưu hóa” chính sách zero-Covid của Bắc Kinh, trong đó một số quy định được nới lỏng để hạn chế tác động đến kinh tế và xã hội.
Ting Lu, nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc tại Nomura, viết: “Chúng tôi coi đây là trục xoay quan trọng nhất vì Bắc Kinh thắt chặt đáng kể tài chính cho lĩnh vực bất động sản. Chúng tôi tin rằng các biện pháp này chứng tỏ rằng Bắc Kinh sẵn sàng đảo ngược hầu hết các biện pháp thắt chặt tài chính của mình”.
Chứng khoán Hồng Kông đã tăng hơn 3% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai 14/11, kéo dài mức tăng hơn 7% của ngày thứ Sáu tuần trước sau khi các biện pháp được công bố.
Bắc Kinh đã áp đặt các biện pháp hạn chế cho vay đối với các nhà phát triển bất động sản vào năm 2020, điều này làm trầm trọng thêm vấn đề thanh khoản và khiến một số công ty lớn nhất bị vỡ nợ đối với các khoản thanh toán trái phiếu.
Ảnh hưởng trực tiếp đến lĩnh vực bất động sản là rất lớn, trong đó nhà phát triển bất động sản thiếu tiền mặt Evergrande - lớn nhất Trung Quốc - và những nhà phát triển khác đã không thể cạnh tranh các dự án, dẫn đến làn sóng tẩy chay thanh toán các khoản vay thế chấp và phản đối từ người mua nhà.
Các biện pháp mới nhấn mạnh "đảm bảo việc bàn giao các tòa nhà" và yêu cầu các ngân hàng phát triển cung cấp "các khoản vay đặc biệt" cho mục đích này, theo một bản sao lưu hành trên mạng.
Văn bản yêu cầu các tổ chức tài chính phải đối xử bình đẳng với các doanh nghiệp bất động sản nhà nước và tư nhân và yêu cầu họ “tích cực hợp tác với các doanh nghiệp bất động sản đang gặp khó khăn trong việc quản lý rủi ro”.
Các biện pháp cũng bao gồm việc gia hạn các khoản vay bất động sản cho các nhà phát triển gặp khó khăn.
“Kế hoạch bao gồm các biện pháp ổn định tài chính nhằm mục đích ngăn chặn các vụ vỡ nợ lớn và do đó cung cấp một cuộc “hạ cánh mềm”, các nhà phân tích của ANZ viết trong một lưu ý.
Nhưng các nhà phân tích cảnh báo rằng những thay đổi này - cùng với việc nới lỏng hạn chế các biện pháp zero-Covid - sẽ không mang lại sự phục hồi ngay lập tức cho lĩnh vực bất động sản đang ốm yếu.
Giá nhà mới tại Trung Quốc đã giảm trong hơn một năm, trong khi nhu cầu đang cho thấy sự khó khăn để tăng trưởng do các biện pháp kiểm soát đại dịch nghiêm ngặt làm giảm niềm tin của người tiêu dùng.
-
Chủ đầu tư Hồ Tùng Mậu Tower bị phạt vì không công bố thông tin liên quan đến trái phiếu
Ngày 14/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Đầu tư Central Capital với số tiền 92,5 triệu đồng vì không công bố thông tin (CBTT) đối với thông tin phải công bố theo quy định....
-
Hai lãnh đạo CII muốn chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (mã: CII) vừa thông báo thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu của người nội bộ.
-
CenLand muốn kéo dài kỳ hạn lô trái phiếu 450 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CenLand, mã chứng khoán: CRE) mới đây đã thông qua Nghị quyết số 08/2025/NQ-HĐQT về việc kéo dài kỳ hạn và sửa đổi phương án phát hành lô trái phiếu CRE202001....