Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất cho vay cơ bản (LPR) 5 năm xuống 1,5 điểm phần trăm, phù hợp với mức cắt giảm lớn kỷ lục của ngân hàng này.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới phải đối mặt với cuộc khủng hoảng bất động sản khiến một số dự án xây dựng phải tạm dừng do nhiều nhà phát triển bất động sản gặp khó trong việc thanh toán các khoản lãi vay trái phiếu cho các trái chủ trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó, các đợt phong tỏa tại nhiều thành phố lớn để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 cũng ảnh hưởng đáng kể tới các doanh nghiệp và người tiêu dùng, khiến người mua nhà thắt chặt chi tiêu hơn.
Ngày 22/8, PBOC đã giảm lãi suất các khoản vay thế chấp thời hạn 5 năm xuống 4,2%, điều này sẽ làm giảm chi phí trả nợ thế chấp nhà trên toàn quốc, qua đó giúp người mua có thêm động lực để tham gia thị trường.
Bên cạnh đó, POBC cũng hạ lãi suất cơ bản cho các khoản vay thế chấp có thời hạn 1 năm, vốn thường được sử dụng để xác định các khoản vay doanh nghiệp, từ 3,7% xuống 3,65%.
Iris Pang, chuyên gia kinh tế về Greater China tại ING Bank, cho biết các động thái này của ngành ngân hàng là một phần trong nỗ lực tổng thể của chính quyền Trugn Quốc nhằm thúc đẩy ngành bất động sản đang lao dốc.
"Thời điểm này, bên cạnh sự hỗ trợ của các ngân hàng, chính quyền một số tỉnh, thành phố đã bắt đầu cho các nhà phát triển bất động sản vay để tiếp tục xây dựng những ngôi nhà chưa hoàn thiện. Hai biện pháp này kết hợp với nhau sẽ giúp giảm bớt mối lo ngại của những người vay thế chấp nhà hiện tại", bà Iris Pang chia sẻ.
Cuộc khủng hoảng bất động sản ước tính đã “thổi bay” hơn 1.000 tỷ USD giá trị của lĩnh vực này vào năm 2021. Dữ liệu chính thức cho thấy, doanh số bán nhà ở tại Trung Quốc đã giảm trong 11 tháng liên tiếp. Đó là mức sụt giảm dài nhất kể từ khi Trung Quốc tạo ra thị trường bất động sản tư nhân vào cuối những năm 1990.
Một số nhà phát triển bất động sản hàng đầu quốc gia tỷ dân này đã buộc phải tạm dừng công việc xây dựng những ngôi nhà đã được người mua đặt cọc hoặc mua trước vì lo ngại về vấn đề tài chính.
Hàng trăm người mua nhà trên khắp Trung Quốc ngay sau đó đã đe dọa ngừng thanh toán các khoản lãi vay thế chấp cho đến khi được các chủ đầu tư bàn giao tài sản.
Trong khi đó, chính phủ Trung Quốc đã phát đi tín hiệu rằng quốc gia này có thể bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng kinh tế hàng năm là 5,5% cho cả năm 2022.
Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của Đảng Cộng sản cầm quyền, đã không đề cập đến mục tiêu tăng trưởng chính thức sau cuộc họp kinh tế hàng quý vào tháng 7. Cơ quan này chỉ cho biết các nhà lãnh đạo Trung Quốc "sẽ cố gắng đạt được kết quả tốt nhất có thể".
Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết chính phủ sẽ thực hiện nhiều bước hơn nữa để thúc đẩy tiêu dùng và tăng trưởng đầu tư vào nước này. Điều này xảy ra sau khi các chỉ số về tiêu thụ và sản lượng bất ngờ chậm lại trong thời gian gần đây.
-
Thị trường bất động sản tại các quốc gia mới nổi có nguy cơ nối gót Trung Quốc
Ngoài Trung Quốc, chính phủ của nhiều quốc gia mới nổi cũng đang phải vật lộn để duy trì thế cân bằng giữa thị trường bất động sản và nền kinh tế vĩ mô đang suy thoái do đại dịch.
-
Suy thoái nhà đất “thổi bay” 90 tỷ USD giá trị thị trường các doanh nghiệp bất động sản Trung Quốc
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đã chứng kiến ít nhất 90 tỷ USD cổ phiếu và trái phiếu “bốc hơi” trong năm nay. Khi thị trường nhà đất vẫn bất ổn và cuộc khủng hoảng nợ ngày càng kéo dài, con số này thậm chí có thể tăng lên.
-
Sắp hoàn toàn rút khỏi Trung Quốc, Lotte tính gì ở Việt Nam?
Tại TPHCM, Tập đoàn Lotte dự kiến xây dựng một khu phức hợp lớn mang tên Eco Smart City, quy mô gấp 1,5 lần trung tâm hội nghị và triển lãm COEX tại Samseong-dong, quận Gangnam, Seoul. Tại Hồ Tây, Hà Nội, công ty sẽ hoàn thành việc xây dựng Lotte Mall Hà Nội vào năm 2023.
trên toàn quốc và một số ngân hàng
để hỗ trợ bạn tìm một ngôi nhà phù hợp.

-
Dân số hơn 1,4 tỷ người không đủ lấp đầy số lượng nhà ở còn trống tại Trung Quốc
Một cựu quan chức hàng đầu tại Trung Quốc cho biết số lượng nhà trống tại quốc gia này đủ để cho 3 tỷ người ở, con số gấp 10 lần dân số Mỹ, 15 lần dân số Tây Âu và 140 lần dân số Bắc Kinh....
-
Trung Quốc đối mặt với rủi ro hệ thống khi áp đặt giá sàn cho nhà ở
Các nhà chức trách Trung Quốc đã thực thi nhiều quy định để chống lại việc giảm giá nhà một cách tiêu cực. Tuy nhiên, họ đang phải xem xét lại tình hình bởi chính sách này đang gây ra những hậu quả khó lường cho nền kinh tế...
-
Bất động sản Trung Quốc nín thở trước “Tuần Lễ Thử Thách”
Các nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang trông cậy vào kỳ nghỉ “Tuần lễ Vàng” để phục hồi doanh số bán nhà. Đây cũng được coi là phép thử quan trọng đầu tiên để xem liệu những hỗ trợ chính sách gần đây có đủ để ngăn chặn đà sụt giảm của thị tr...