Chiều 8/6, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc có thêm thời gian để trả lời các câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội từ phiên sáng.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Ảnh: Quochoi.vn
Đặt câu hỏi tranh luận, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (đoàn TP.HCM) đặt vấn đề doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Theo ông Nghĩa, mục tiêu tới năm 2025, quy mô thị trường trái phiếu đạt 25% GDP, nhưng tới cuối 2021 đã đạt hơn 18% GDP, tức gần 51 tỉ USD. Nếu so với 2018, quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã tăng ba lần. “Phải chăng thời gian chúng ta vừa qua buông lỏng cảnh báo của Bộ Tài chính?”, ông Nghĩa đặt câu hỏi.
Đại biểu cũng dẫn chứng, vừa qua Bộ Tài chính đã thanh tra và thấy rằng, trong 358 doanh nghiệp phát hành trái phiếu riêng lẻ năm vừa qua thì có 57 doanh nghiệp thua lỗ, 45 doanh nghiệp có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 10. Trong 20 doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu nhiều nhất trong năm vừa qua thì phát hành gấp hàng chục lần vốn chủ sở hữu.
Có doanh nghiệp bất động sản phát hành trái phiếu với lãi suất cao lên tới 13%, có doanh nghiệp vốn sở hữu là 153 tỉ đồng nhưng phát hành tới 7.200 tỉ đồng, tương đương với tỷ lệ phát hành trên vốn chủ sở hữu là 47 lần. Có công ty phát hành 7.700 tỉ đồng trái phiếu nhưng vốn chủ sở hữu chỉ có 27 tỉ đồng, tỷ lệ là 28 lần.
Đại biểu cho rằng, cần có giải pháp quản lý sao cho 51 tỉ USD trái phiếu doanh nghiệp tồn đọng không phát sinh hậu quả tiêu cực như khủng hoảng nhà đất của nhiều năm trước đây. Việc này liên quan đến ngành ngân hàng. Đồng thời, cần có giải pháp để kiểm soát làm sao cho 51 tỉ USD tồn đọng không thành vấn đề mới là quan trọng.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, “Từ trước tới giờ, trái phiếu doanh nghiệp có bị không đảo nợ, không trả nợ không thì chỉ trừ trường hợp Tân Hoàng Minh hiện nay chưa trả nợ do hủy giao dịch, còn lại các doanh nghiệp đến hạn đều trả được nợ. Có nghĩa dòng trái phiếu doanh nghiệp vẫn trung chuyển một cách bình thường", Bộ trưởng Tài chính cho biết.
Ông Phớc bổ sung, căn cứ vào Luật Chứng khoán, Nghị định 153 thì phần trái phiếu phát hành riêng lẻ cơ quan quản lý Nhà nước gần như không cấp phép, không can thiệp. Khi thảo luận luật, khi đưa ra là chúng ta cho quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, do doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp tự trả, chúng ta không can thiệp vào. Sau này thấy lên nhiều quá thì cơ quan quản lý mới đặt vấn đề quản lý.
Còn Nghị định 153 không thể quy định điều kiện phát hành nên cứ thực hiện theo quy định của pháp luật như vậy. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu và sau đó sẽ trả lại trái phiếu theo trình tự.
“Vừa rồi chúng ta xử lý trường hợp phát hành không đúng quy định”, ông Phớc nói.
-
Không có chủ trương nào siết chặt trái phiếu doanh nghiệp
Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, hiện nay không có chủ trương nào nói về vấn đề siết chặt hay hạn chế trái phiếu doanh nghiệp.Vì đây là kênh huy động vốn hiệu quả cho doanh nghiệp, bên cạnh dòng vốn từ các ngân hàng thương mại.
-
Chủ đầu tư Hồ Tùng Mậu Tower bị phạt vì không công bố thông tin liên quan đến trái phiếu
Ngày 14/1, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã ra quyết định xử phạt Công ty TNHH Đầu tư Central Capital với số tiền 92,5 triệu đồng vì không công bố thông tin (CBTT) đối với thông tin phải công bố theo quy định....
-
Hai lãnh đạo CII muốn chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (mã: CII) vừa thông báo thực hiện chuyển đổi trái phiếu sang cổ phiếu của người nội bộ.
-
CenLand muốn kéo dài kỳ hạn lô trái phiếu 450 tỷ đồng
Công ty Cổ phần Bất động sản Thế kỷ (CenLand, mã chứng khoán: CRE) mới đây đã thông qua Nghị quyết số 08/2025/NQ-HĐQT về việc kéo dài kỳ hạn và sửa đổi phương án phát hành lô trái phiếu CRE202001....