Ảnh minh họa
Thông tin được nêu rõ trong công văn do Văn phòng Chính Phủ ban hành mới đây. Theo kế hoạch, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) sẽ phải hoàn thành chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để trình lên Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến trong tháng 9 tới đây.
Tuy nhiên, đến nay, phía Bộ GTVT vẫn chưa chốt kịch bản đầu tư đối với tuyến đường sắt cao tốc “tỉ đô” này. Theo đó, tháng 5/2023, phía Bộ GTVT đã cuộc họp về triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sau khi tiếp nhận kịch bản đầu tư của Hội đồng thẩm định nhà nước.
Phương án Hội đồng thẩm định Nhà nước đề xuất triển khai quy mô đường đôi khổ 1.435mm để vận tải hành khách và hàng hóa, tốc độ thiết kế khoảng 200-250 km/h, tốc độ khai thác khoảng 200 km/h. Về mô hình thực hiện Dự án, Bộ KH-ĐT kiến nghị triển khai theo hình thức PPP (đối tác công - tư). Trong đó, đối tác công sẽ huy động 80% vốn đầu tư từ ngân sách công. Đối tác tư tham gia 20% vốn đầu tư, được đối tác công lựa chọn và nhượng quyền khai thác trong 1 thời hạn nhất định. Dự kiến phương án này yêu cầu tổng mức đầu tư 64,8 tỉ USD.
Về tiến độ thực hiện dự án, hoàn thiện phương án phân kỳ đầu tư đảm bảo tính khả thi, hoàn thành dự án trước năm 2045. Về phương án huy động vốn Bộ KH-ĐT ủng hộ phương án huy động vốn đầu tư dự án từ nguồn đấu giá đất tại các khu đô thị xung quanh nhà ga (TOD); vốn đầu tư công và vốn đầu tư tư nhân.
Hội đồng thẩm định Nhà nước đã xin ý kiến của 20 tỉnh/thành phố về hướng tuyến, số lượng nhà ga và vị trí nhà ga theo đề xuất của Tư vấn thẩm tra. Kết quả, tất cả 20 tỉnh/thành phố đồng thuận với phương án số lượng nhà ga. Tuy nhiên, chỉ có 8 tỉnh/thành phố đồng thuận với phương án hướng tuyến và vị trí nhà ga; 12 tỉnh chưa đồng thuận. Hội đồng thẩm định Nhà nước đề nghị Bộ GTVT hỗ trợ làm việc với các địa phương.
Tiếp nhận ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước, Bộ GTVT phản hồi, yêu cầu Ban Quản lý dự án Đường sắt phối hợp các cơ quan liên quan, nghiên cứu hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khả thi dự án theo 2 phương án để so sánh, lựa chọn, cụ thể:
Thứ nhất là, xây mới một tuyến đường sắt để phục vụ mục đích chở khách, còn lại sẽ đường sắt để vận tải hàng hóa sẽ cải tạo, nâng cấp, điện khí hóa đường sắt hiện hữu phù hợp với lộ trình cam kết của Việt Nam tại COP26.
Thứ hai là xây dựng mới đường sắt trên trục Bắc - Nam theo tiêu chuẩn đường đôi, khổ 1.435 mm, điện khí hóa để vận tải hành khách và hàng hóa.
Theo dự thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT đề xuất đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chỉ chở khách, có tốc độ thiết kế 350 km/giờ, tốc độ khai thác 320 km/giờ. Tổng mức đầu tư dự án ước khoảng 58,7 tỉ USD, trong đó vốn Nhà nước chiếm 80%, vốn tư nhân khoảng 20% tổng mức đầu tư. Đường sắt hiện hữu cải tạo để chở hàng. |
-
Chưa chốt kịch bản đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam, Bộ Giao thông ý kiến như thế nào?
Xem xét đề xuất của Hội đồng thẩm định Nhà nước về kịch bản đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Lãnh đạo Bộ GTVT nêu quan điểm cần nghiên cứu 2 phương án đầu tư/khai thác đối với dự án hàng chục tỉ USD này.
-
Những con số ấn tượng về đường sắt cao tốc Bắc Nam hơn 67 tỷ USD
Dự án đường sắt cao tốc Bắc Nam với tổng vốn đầu tư hơn 67 tỷ USD đang thu hút sự chú ý với những con số đầy ấn tượng. Với chiều dài hơn 1.500km từ Hà Nội đến TP.HCM, siêu dự án này hứa hẹn mang đến bước ngoặt lớn cho hạ tầng giao thông và phát triển...
-
Thủ tướng mời gọi Tập đoàn hàng đầu thế giới đầu tư hàng loạt hạ tầng “khủng” ở Việt Nam
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mời gọi Tập đoàn Xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn Xây dựng Tô Thương, hai doanh nghiệp nằm trong danh sách 500 công ty lớn nhất toàn cầu đầu tư vào các dự án cầu, đường sắt có vốn đầu tư lớn ở Việt Nam....
-
Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc muốn “chung sức” cùng Việt Nam làm đường sắt tốc độ cao
Tổng công ty Đường sắt Hàn Quốc (KORAIL) bày tỏ mong muốn hợp tác cùng Việt Nam phát triển các dự án đường sắt tốc độ cao, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hơn 67,3 tỉ USD....