Giai đoạn 1 của tuyến đường kết nối cao tốc Hà Nội – Hải Phòng và cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã hoàn thành năm 2019
Dự án tuyến đường kết nối 2 tuyến cao tốc được phê duyệt năm 2011 với tổng mức đầu tư 4.486 tỷ đồng. Dự án khởi công năm 2015, phân kỳ thực hiện đầu tư làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 đầu tư quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 12 m, mặt đường rộng 11 m.
Sau khi giai đoạn 1 hoàn thành vào khai thác năm 2019, tuyến đường nhanh chóng phát huy hiệu quả cao, giảm tải cho một số tuyến giao thông chính của tỉnh và phân bố lưu lượng vận tải giữa các tỉnh phía Bắc đến Cảng Đình Vũ (TP. Hải Phòng) đi qua tỉnh Hưng Yên, Hà Nam. Sau thời gian vận hành, lượng phương tiện lưu thông qua tuyến đường tăng mạnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông.
Năm 2021, Giai đoạn 2 đầu tư mở rộng với quy mô 4 làn xe khởi công. Quy mô mặt cắt ngang nền đường 22,5 m đối với đoạn thông thường (dải phân cách giữa bằng bê tông); đối với những đoạn đi trùng quy hoạch khu đô thị: nền đường rộng 24 m có dải phân cách giữa bằng bó vỉa rộng 2,0m. Kết cấu mặt đường bê tông nhựa cấp cao.
Sở GTVT Hưng Yên chịu trách nhiệm triển khai thi công đoạn tuyến từ nút giao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến nút giao Quốc lộ 39 (tiếp nối Dự án cầu Hưng Hà) với tổng chiều dài 23,82 km. Đến nay, sau 20 tháng triển khai tiến độ thi công đạt 98,7% khối lượng công việc. Dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 4/2023 theo kế hoạch đã cam kết.
Được biết đoạn tuyến do tỉnh Hà Nam phụ trách thi công dài 15km, xuất phát từ nút giao với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình ở xã Liêm Tuyền (huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) và kết thúc tại nút giao Quốc lộ 39. Công trình yêu cầu kinh phí lớn nhất là cầu Hưng Hà dài 6km kết nối 2 tỉnh với mức kinh phí gần 3.000 tỉ đồng.
Toàn tuyến đường và cầu Hưng Hà kết nối cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình sẽ nâng cao khả năng khai thác của hai tuyến cao tốc, giảm khoảng một giờ chạy xe; đồng thời giảm áp lực cho cầu Thanh Trì khi phương tiện không phải chạy qua Hà Nội để lưu thông giữa hai tỉnh.
Tuyến đường này sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế toàn diện của vùng đồng bằng Bắc Bộ, trực tiếp là tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.
-
Phản hồi của Bộ GTVT về hướng tuyến, quy mô đường Vành đai 5 qua Hà Nam
Hà Nam đề xuất triển khai đường Vành đai 5 – vùng Thủ đô đoạn qua địa phương theo quy mô 6 làn xe cao tốc, hướng tuyến đi trùng với quốc lộ 21B và đoạn tuyến nối 2 đường cao tốc, trong đó có 3km được đầu tư trên cao.
-
Ngồi nơi cửa nhà, nghĩ về hạnh phúc
“Trải bao giông bão trong đời. Để yêu một sớm ngồi nơi cửa nhà”…
-
Nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam thu lợi hàng trăm tỉ từ mảng bất động sản, có hơn 1.130ha đất khu công nghiệp
Nhà sản xuất thép Hòa Phát hiện đang sở hữu và vận hành 3 khu công nghiệp lớn với tổng diện tích được duyệt quy hoạch là 1.133ha.
-
Tuyến đường liên tỉnh gần 3.000 tỷ đồng tại Hưng Yên chuẩn bị cán đích, đón dự án tỷ đô của Tập đoàn Trump
Tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên đang dần hoàn thiện và dự kiến có thể khai thác vào năm 2025.