Giảm về lượng nhưng tăng mạnh về trị giá
Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào sản xuất thép nhiều biến động, giá thép trong nước những tháng gần đây có nhiều đợt giảm mạnh, thị trường nội địa ảm đạm, gánh nặng tiêu thụ các mặt hàng sắt thép đè lên kênh xuất khẩu trong năm nay.
Tuy nhiên, do ảnh từ thị trường thép thế giới, chi phí logistics tăng cao cùng rủi ro phòng vệ thương mại khiến xuất khẩu thép của Việt Nam trong nửa đầu năm 2022 gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Nguồn cung thép xây dựng trong nước đang dư thừa hơn 1,7 triệu tấn từ đầu năm 2022
Cụ thể, ngoài nhu cầu ở các thị trường đi xuống, xuất khẩu nhóm sản phẩm này trong nửa cuối năm 2022 cũng có thể bị ảnh hưởng tiêu cực từ các biện pháp bảo hộ của nhiều nước.
Gần đây, EU đã bổ sung Việt Nam vào nhóm “các nước khác” với hạn ngạch nhập khẩu dành cho nhóm này là 2,1 triệu tấn thép mạ kẽm nhúng nóng (HDG) từ ngày 1.7.2021 đến 30.6.2022 và tăng 4%/năm trong 2 năm tới. Với điều chỉnh này, xuất khẩu từ Việt Nam sang thị trường EU có thể sẽ giảm trong thời gian tới.
Xuất khẩu thép giảm về lượng nhưng tăng mạnh về trị giá trong nửa đầu năm 2022
Theo số liệu mới nhất Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam trong tháng 6 đạt 860 ngàn tấn, tăng 15,8% so với tháng trước nhưng giảm hơn 15% so với cùng kỳ năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 913 triệu USD, tăng gần 13% so với tháng 5 nhưng giảm 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 4,38 triệu tấn thép các loại, giảm 17,5% so với cùng kỳ năm trước. Trị giá xuất khẩu đạt 5 tỉ USD, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Hiện nay, thép Việt Nam không chỉ có mặt ở thị trường truyền thống là các nước Đông Nam Á, mà còn mở rộng ra các thị trường lớn, đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng, xuất xứ và môi trường như các nước Mỹ, EU…
Thị trường xuất khẩu thép chính của Việt Nam
Cụ thể, các thị trường xuất khẩu chính gồm: ASEAN chiếm 45,1%; Khu vực EU là 20,51%, Mỹ chiếm 9,1%; Hàn Quốc chiếm 7,14% và Đài Loan ước khoảng 5,16%.
Trong thời gian qua, thép Việt Nam liên tiếp dính kiện phòng vệ thương mại từ các thị trường Mỹ và Mexico khiến tình hình xuất khẩu mặt hàng này gặp khó.
Mới đây, mặt hàng ống thép của việt Nam đã bị Mỹ điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại. Theo đó, nước này cáo buộc Việt Nam đã nhập khẩu thép cán nóng (HRS) từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Mỹ nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại.
Trước đó, Bộ Kinh tế Mexico đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.
Sáu tháng đầu năm, cả nước đã chi hơn 6,97 tỉ USD để nhập khẩu thép, nguyên liệu sản xuất
Ở chiều ngược lại, trong tháng 6.2022, Việt Nam đã nhập 1,24 triệu tấn sắt thép với kim ngạch đạt 1,38 tỉ USD, giảm 2,85% về lượng và giảm 1,44% về trị giá so với tháng trước nhưng tăng 10,43% về lượng và tăng gần 21% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Hết nửa năm 2022, nhập khẩu thép thành phẩm các loại về Việt Nam đạt khoảng 6,49 triệu tấn với trị giá hơn 6,97 tỉ USD, giảm 8,6% về lượng nhưng tăng 20,32% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
Trong giai đoạn này, các quốc gia cung cấp mặt hàng thép và thép nguyên liệu chính cho Việt Nam bao gồm Trung Quốc (45,52%), Nhật Bản (15,78%), Hàn Quốc (10,45%), Đài Loan (9,35%) và Ấn Độ (7,27%).
Tiếp tục nhập siêu 2 triệu tấn sắt thép
Hiện nay, chính sách kiểm soát tín dụng bất động sản của Nhà nước đã dẫn đến sự đình trệ các dự án, công trình đang và chuẩn bị triển khai. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng đều tăng cao khiến nhu cầu xây dựng đang chững lại.
Nhu cầu suy yếu khiến tồn kho của các nhà máy sản xuất lớn như Hòa Phát, Hoa Sen tăng cao. Mặc khác, việc Trung Quốc, một trong những thị trường xuất khẩu chính của các doanh nghiệp thép trong nước tiếp tục duy trì chính sách "Zero Covid" cực đoan khiến nhu cầu thép tại thị trường này giảm khiến tồn kho thép ở mức cao.
Trong khi nguồn cung thép xây dựng trong nước đang dư thừa hơn 1,7 triệu tấn thì Việt Nam vẫn nhập siêu gần 2 triệu tấn thép và nguyên liệu trong 7 tháng đầu năm 2022.
Đây được xem là một nghịch lý của ngành thép Việt Nam khi nguồn cung thép xây dựng vẫn dư thừa nhưng các loại sắt thép làm nguyên liệu đầu vào sản xuất lại rất thiếu, ngay cả như phế liệu.
Việt Nam mới chỉ đáp ứng được nhu cầu xây dựng, còn thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí, hoặc công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thể đáp ứng được
Cụ thể, theo số liệu của VSA, sản xuất thép thành phẩm của toàn ngành trong tháng 7.2022 đạt 2,25 triệu tấn, giảm 6,2% so với tháng trước và giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2021; tiêu thụ thép các loại đạt gần 2 triệu tấn, giảm 11,5% so với tháng trước và giảm 12,1 so với cùng kỳ.
Trong đó, xuất khẩu sắt thép các loại đạt hơn 613.000 tấn, giảm gần 29% so với tháng trước; nhập khẩu sắt thép đạt 909.245 tấn, giảm 27% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế từ đầu năm đến hết tháng 7.2022, sản xuất thép thành phẩm đạt 18,8 triệu tấn, giảm 3,7% so với cùng kỳ năm 2021. Tiêu thụ thép thành phẩm đạt 17,1 triệu tấn, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, xuất khẩu sắt thép giảm mạnh hơn 22% trong khi nhập khẩu cũng giảm gần 8% so với cùng kỳ.
Theo Bộ Công thương, hạn chế lớn nhất của ngành thép hiện nay là mới chỉ đáp ứng được nhu cầu xây dựng, còn thép trong lĩnh vực chế tạo, chế biến, cơ khí, hoặc công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa thể đáp ứng được.
Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu sản xuất đầu vào của ngành này đa phần phải nhập khẩu, nên giá thành sản phẩm sẽ phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường nước ngoài. Đây vẫn là một trong những thách thức lớn của ngành sản xuất thép Việt Nam trong thời gian tới.
Nhận định về diễn biến thị trường thép nửa cuối năm, VSA cho rằng thị trường thép sẽ còn khó khăn hơn và dự báo giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm, trong khi lợi nhuận mảng xuất khẩu thép không còn tốt như trước.
Dưới áp lực của cả thị trường trong và ngoài nước, các doanh nghiệp thép Việt Nam cần phải tăng cường đầu tư công nghệ nhằm thúc đẩy hơn nữa sự tự chủ đối với lĩnh vực tiềm năng này.
Đối với hoạt động xuất khẩu thép, các doanh nghiệp cần cẩn trọng với một số lo ngại liên quan các vấn đề về phòng vệ thương mại khi hoạt động xuất khẩu thép của Việt Nam đang ngày một tăng. Tập trung cải thiện năng lực pháp lý, nguồn lực tài chính, minh bạch hơn nữa hệ thống sổ sách kế toán theo chuẩn quốc tế để khi có yêu cầu về kiểm tra, doanh nghiệp hoàn toàn chủ động chứng minh sự minh bạch của sản phẩm…
-
Hòa Phát đẩy mạnh bán hàng thép xây dựng từ thị trường xuất khẩu
Nhờ sản lượng xuất khẩu thép xây dựng trong tháng 7 tăng 81% so với cùng kỳ, ở mức 147.000 tấn giúp Hòa Phát tiếp tục duy trì đà tăng sản lượng tiêu thụ so với năm 2021.
-
Chuyện chưa từng có trong lịch sử đang xảy ra với quốc gia sản xuất thép lớn thứ hai thế giới
Trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 10/2024, Trung Quốc đã xuất khẩu 1,7 triệu tấn thép thành phẩm sang Ấn Độ, tăng 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức cao nhất từ trước đến nay.
-
Rà soát chống bán phá giá thép hình chữ H Trung Quốc: Kết quả mới nhất đã có
Quyết định mới của Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép hình chữ H xuất xứ Trung Quốc ở mức 13,38%. Mức thuế này sẽ được áp dụng đến hết ngày 5/9/2027....
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.