Theo báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh tháng 7/2022 của Tập đoàn Hòa Phát, sản lượng tiêu thụ các sản phẩm phôi thép, thép xây dựng, thép cuộn cán nóng đạt 526.000 tấn, tương đương cùng kỳ 2021 nhưng đã suy giảm trong các tháng gần đây.
Cụ thể, sản lượng bán hàng thép xây dựng đạt 372.000 tấn, cao hơn 2% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, lượng xuất khẩu thép xây dựng trong giai đoạn này của Hòa Phát tăng 81%, ở mức 147.000 tấn, đóng góp chính vào đà tăng trưởng của mặt hàng này.
Tiêu thụ nội địa suy yếu, Hòa Phát đẩy mạnh xuất khẩu thép xây dựng
Tương tư, với sản phẩm thép cuộn cán nóng (HRC) của Hòa Phát đạt 150.000 tấn, giảm 5% so với cùng kỳ. Các sản phẩm hạ nguồn như ống thép và tôn mạ đạt 78.000 tấn, riêng ống thép là 60.000 tấn, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái.
Kết quả bán hàng sắt thép trên của Hòa Phát diễn ra trong bối cảnh thị trường thép trong nước tiếp tục gặp khó khăn do nhu cầu yếu và thời tiết bắt đầu bước vào mùa mưa.
Tính chung 7 tháng đầu năm, Tập đoàn Hòa Phát đã sản xuất được 4,9 triệu tấn thép thô, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2021.
Sản lượng bán hàng thép xây dựng, phôi thép và thép HRC cũng tăng 5% so với cùng kỳ với hơn 4,5 triệu tấn thép các loại. Trong đó, thép xây dựng là 2,7 triệu tấn, tăng 25%, sản lượng thép cuộn cán nóng HRC ở mức 1,6 triệu tấn, tăng 6% so với cùng kỳ.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp đầu ngành thép này cũng đã cung cấp 437.000 tấn ống thép, 198.000 tấn tôn mạ các loại ra thị trường trong giai đoạn này.
Hiện nay, thị phần thép xây dựng và ống thép của Hòa Phát đang đứng đầu thị trường trong nước với lần lượt là 36,2% và 28,8%. Đa phần các nhà máy sản xuất thép đều trong tình trạng khó khăn do hàng tồn kho giá cao. Mức độ cạnh tranh giữa các thương hiệu thép xây dựng ngày càng khốc liệt về giá bán và xâm lấn thị phần của nhau.
Mới đây, Hòa Phát vừa cho biết đã ký kết hợp đồng với Nhà máy đóng tàu Hạ Long để đóng hai tàu chở hàng tải trọng 24.500 tấn mỗi chiếc.
Được biết, hoạt động này nằm trong chiến lược phát triển đội tàu để phục vụ nhu cầu vận chuyển nguyên liệu và thành phẩm. Dự kiến 2 tài mới sẽ đưa vào khai thác cuối năm 2023.
Trong chiến lược dài hạn, đội tàu của Hòa Phát sẽ có khoảng 1 -20 tàu biển các loại phục vụ nhu cầu vận tải nguyên liệu và thành phẩm ngày càng cao, đặc biệt sau khi dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 đi vào hoạt động vào năm 2025.
-
Hòa Phát bán hơn 710.000 tấn xỉ hạt lò cao trong 6 tháng đầu năm
Tập đoàn Hòa Phát đã bán 710.000 tấn xỉ hạt lò cao nghiền mịn - nguyên liệu dùng trong sản xuất xi măng và bê tông, ra thị trường trong 6 tháng đầu năm 2022, tăng 36% so với cùng kỳ.








-
Hoa Sen, Hòa Phát, Nam Kim... và loạt doanh nghiệp thép mạ bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá sơ bộ 40-88%
Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố quyết định sơ bộ về việc áp thuế chống bán phá giá với thép mạ nhập khẩu. Cụ thể, Tôn Hoa Sen sẽ bị áp thuế với mức 59%, trong khi Hòa Phát, Nam Kim, Tôn Pomina chịu thuế 49,42% và Tôn Đông Á thấp nhất 39,84%....
-
Vì sao ngành thép không chịu tác động bởi thuế đối ứng 46% của Mỹ?
MBS đánh giá nhóm sản phẩm sắt thép không chịu tác động do không nằm trong danh sách sản phẩm chịu thuế đối ứng. Trong khi đó, các ngành dệt may, thủy sản, đồ gỗ, bất động sản khu công nghiệp, logistics là những nhóm ngành chịu tác động tiêu cực nhất...
-
Mỹ miễn trừ NHÔM, THÉP VÀ VÀNG khỏi thuế quan đối ứng
Thép và nhôm là nguyên liệu thiết yếu trong nhiều ngành công nghiệp, từ sản xuất ô tô đến máy rửa bát.