Mới đây, Công ty CP Xi măng Vicem Bút Sơn đã tổ chức khánh thành dự án đầu tư xây dựng công trình tận dụng nhiệt thừa khí thải dây chuyền 1 và dây chuyền 2 để phát điện.
Dự án này được xây dựng trong mặt bằng nhà máy Xi măng Vicem Bút Sơn tại xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam với tổng mức đầu tư hơn 454 tỷ đồng, công suất lắp đặt 12 MW.
Lãnh đạo Vicem Bút Sơn cho biết, sau 10 tháng khởi công xây dựng, dự án đã hoàn thành và đưa vào chạy thử. Kết quả, toàn bộ 2 dây chuyền hoạt động ổn định.
Tổng công suất phát trung bình của 2 dây chuyền là 12,3 MW vượt so với công suất lắp đặt. Điện năng tự dùng trung bình là 5,69% công suất phát, giảm so với chỉ tiêu của hợp đồng là 7%. Ngoài ra, tiêu thụ nước thô giảm so với chỉ tiêu của hợp đồng là 0,01m3/Kwh.
Theo đó, dự án đưa vào hoạt động giúp cung cấp từ 25-30% lượng điện sử dụng của toàn nhà máy của Vicem Bút Sơn, giảm nhiệt độ thải ra môi trường.
Đồng thời gián tiếp giảm 86.000 tấn CO2 do không dùng điện từ nhà máy nhiệt điện; giảm nhiệt độ đầu vào cho các công đoạn sau nồi hơi, làm cho các quạt công nghệ hoạt động ổn định hơn, mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
Đây là một trong những hoạt động đầu tư mà Vicem Bút Sơn triển khai nhằm thực hiện chiến lược “Phát triển bền vững, sản xuất đi đôi với bảo vệ môi trường; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn năng lượng, tài nguyên”.
Tại Hội nghị tổng kết sản xuất kinh doanh năm 2023 của Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) mới đây, Tổng Giám đốc Vicem Lê Nam Khánh cho biết, các doanh nghiệp xi măng thuộc hệ thống Vicem đang đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án dụng nhiệt thừa khí thải để phát điện.
"Việc tận dụng nhiệt thừa khí thải trong các dây chuyền sản xuất để phát điện không chỉ giúp các doanh nghiệp xi măng tiết kiệm được điện năng tiêu thụ, mà còn góp phần giảm phát thải, bảo vệ môi trường, giảm phát thải", ông Khánh nhấn mạnh.
Lãnh đạo Vicem cho biết, năm 2023 là một năm khó khăn với các doanh nghiệp ngành xi măng do tác động của sự suy giảm nhu cầu xây dựng toàn cầu, thị trường bất động sản chưa có dấu hiệu hồi phục khiến sản lượng tiêu thụ xi măng, clinker sụt giảm, chi phí đầu vào tăng cao, nhiều nhà máy phải sản xuất cầm chừng hoặc dừng lò…
Bước sang năm 2024, Vicem cho rằng nhu cầu xi măng trong nước khó tăng trưởng cao, nguồn cung xi măng vượt xa cầu, một số dây chuyền mới dự báo đi vào sản xuất như Vissai Đại Dương 2, Xi măng Xuân Sơn, cạnh tranh thị trường xi măng ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu xi măng, clinker tiếp tục gặp khó.
“Do rất khó đoán định về tình hình biến động giá nguyên, nhiên vật liệu đầu vào và nhu cầu xi măng chưa có dấu hiệu phục hồi nên Vicem và các đơn vị thành viên đang đánh giá kỹ lưỡng các thông tin và điều kiện thực tế hoạt động, rà soát tiết giảm tối đa các chi phí để phấn đấu xây dựng kế hoạch lợi nhuận năm 2024 ở mức cao nhất có thể”, Vicem cho biết.
-
Khó khăn chưa từng có trong lịch sử, nhiều nhà máy xi măng phải dừng lò
Tiêu thụ xi măng chậm trên thị trường nội địa lẫn xuất khẩu, trong khi chi phí sản xuất tăng cao buộc nhiều nhà máy phải tạm dừng lò hoặc cắt giảm sản lượng.
-
Hòa Bình sắp có thêm nhà máy xi măng 5.000 tỷ đồng
Dự án xây dựng nhà máy Xi măng Xuân Sơn công suất 2,3 triệu tấn/năm với vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tập đoàn Xuân Khiêm làm chủ đầu tư dự kiến vận hành vào năm 2024.
-
Một loạt nhà máy xi măng bị ngân hàng rao bán để thu hồi nợ
Hàng loạt bất động sản gắn liền với nhà máy xi măng trị giá hàng chục tỷ đồng liên tục được các ngân hàng rao bán đấu giá để thu hồi nợ. Thậm chí, có tài sản đã được rao bán nhiều lần nhưng vẫn chưa có kết quả.
-
Triển vọng ngành xi măng cuối năm 2024: Tín hiệu phục hồi nhờ hưởng lợi từ loạt dự án trọng điểm phía Nam
Ngành xi măng đang cho thấy dấu hiệu phục hồi sau thời gian dài đối mặt với nhiều khó khăn. Động lực tăng trưởng đến từ sự cải thiện trong nhu cầu nội địa và các biện pháp tiết giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình trạng dư cung và ...
-
Khoản đầu tư hơn 3.000 tỷ của công ty xi măng lớn nhất Việt Nam nguy cơ mất vốn
Theo Thanh tra Bộ Tài chính, khoản đầu tư của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam vào một số công ty tiềm ẩn rủi ro mất vốn, khi phải trích lập dự phòng hơn 3.000 tỷ đồng.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.