Khách hàng giăng biểu ngữ phản đối chủ đầu tư tại dự án Petro VietNam Landmark. Ảnh: Vietnamnet
Gần đây nhất có thể kể đến vụ khách hàng mua nhà tại dự án “nơi ước đến, chốn mong về” Splendora. Sau nhiều tháng “ăn dầm nằm dề” mang băng rôn, biểu ngữ giăng trước dự án để phản đối chủ đầu tư là Công ty An Khánh JVC nhưng không có kết quả, nhiều khách hàng mua nhà tại dự án này đã gửi đơn khiếu nại đến Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương), Sở Xây dựng Hà Nội và Thanh tra Xây dựng Hà Nội. Theo đó, khách hàng khiếu nại việc chủ đầu tư dự án Splendora đã nhầm lẫn trong việc tính giá bán nhà khi chuyển từ hợp đồng góp vốn sang hợp đồng mua bán, không thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng mua bán và chưa có danh mục chi tiết thiết bị vật liệu trong hợp đồng mua bán.
Trước đó, khách hàng mua căn hộ Petro VietNam Landmark (quận 2) cũng đã tụ tập để phản đối việc chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Bất động sản Xây lắp đầu khí (PVCLand) và nhà đầu tư thứ cấp (PVL) không giao nhà theo đúng hợp đồng.
Trước tình hình đó, chủ đầu tư và nhà đầu tư thứ cấp đưa ra phương án bàn giao nhà thô để khách hàng tự hoàn thiện. hành động này tiếp tục gặp phải sự phản đối của khách hàng vì theo họ làm như vậy là “đem con bỏ chợ”.
Không một ai có thể biết được khi nào những vụ tranh chấp chung cư hiện tại có thể được giải quyết 1 cách êm thấm. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là khi thị trường bất động sản chưa minh bạch, thông tin mua bán cũng như giá cả, tiến độ dự án chưa được công khai thì sẽ có thêm nhiều vụ khiếu kiện nữa xảy ra mà ở đó người mua và chủ đầu tư đều thiệt. Nếu cái mất của người mua là “tiền mất tật mang” bỏ một số tiền lớn để mua nhà nhưng không được sở hữu căn nhà như mong đợi thì cái mất của chủ đầu tư là niềm tin là uy tín đối với khách hàng, mà điều này không phải có thể lấy lại được trong một sớm một chiều.
* Bạn đọc có thể trao đổi bình luận thêm ở trang Bạn đọc viết của CafeLand tại đây.