Cụ thể, chủ tài khoản này (tạm gọi là A) cho biết đang có sẵn tiền mặt 10 tỉ đồng, chỉ muốn tìm quanh khu vực đang ở, nhưng suốt hai tháng nay vẫn không tìm được căn phù hợp. Lần đầu mua nhà TP.HCM, A đã rất nhiệt huyết, sau khi tan làm mỗi ngày đều tranh thủ thời gian hẹn nhân viên sale đi xem.
Trước khi đi xem A đều đưa ra tiêu chí rất cụ thể để nhân viên sale nắm bắt. Sale nào cũng đảm bảo thông tin chính xác như bài đăng, khuyên A cứ yên tâm, nên đi coi tận nơi và làm việc trực tiếp với chủ.
Tuy nhiên khi A đi xem thì đều không giống như những gì đã quảng cáo: căn thì hẻm cụt, căn thì cắt lộ giới mất một nửa, căn thì tóp hậu, căn thì dùng chung đường vào nhà với hàng xóm, căn thì diện tích sai, căn thì vướng quy hoạch, khu ngập nước... khiến A vô cùng mệt mỏi.
Rút kinh nghiệm, A xin thông tin, diện tích ngang dài và đối chiếu với sổ nếu khớp mới đi xem, nhưng khi xin sổ thì sale nhất định không cho nói chủ bán kín, muốn xem sổ phải đến tận nơi. Thậm chí chỉ muốn xin hình ảnh, một số nhân viên môi giới lại viện lý do đang cho thuê, không tiện chụp.
A quan điểm nếu một lần xem nhà không đúng với quảng cáo thì sẽ không làm việc nữa. Do đó, A muốn xin cách làm thế nào để nhân viên sale tin là mình có nhu cầu mua nhà thật và vì sao phải đến tận nơi coi nhà mà không cho xem sổ trước, hay cung cấp thông tin hiện trạng căn nhà chính xác nhất.
Sau khi đăng tải, bài viết đã thu hút nhiều ý kiến trái chiều. Một phần thông cảm nỗi lòng của người viết, nhưng một số khác lại không đồng tình.
Trong giao dịch bất động sản, sổ đỏ là giấy tờ quan trọng có giá trị để chứng minh tính pháp lý của tài sản, cũng như sự hợp pháp của chủ sở hữu - Ảnh minh họa.
Chia sẻ về ý kiến của mình, chủ tài khoản Tú Đoàn cho rằng người viết mong muốn mua được nhà giá thấp hơn thị trường nên mới rơi vào trường hợp như vậy. Một ý kiến khác bày tỏ: “Cho khách xem sổ cũng khó, trước mình gửi đầy đủ thông tin, khách tự tìm đến nhà làm việc với chủ luôn, không qua sale nữa”.
Với tư cách từng là một người mua nhà để ở và đầu tư, tài khoản Nam Trương cho biết, có hai nguyên nhân khiến nhân viên môi giới không muốn cho khách xem sổ.
Thứ nhất, sale sợ mất sản phẩm và bị luồn hoa hồng môi giới. Trong nghề, sản phẩm được coi như “miếng cơm” của môi giới, người nắm được sản phẩm và theo sát được chủ nhà thì cơ hội giao dịch thành công là rất cao. Do đó, nếu ko phải là khách hàng thân quen thì đa số môi giới sẽ không gửi sổ và địa chỉ khi chưa tiếp xúc với khách hàng.
Thứ hai, tâm lý của người đi mua nhà, trong đó đa phần là ở những người mới mua nhà lần đầu khi chưa hiểu rõ thị trường và chưa có cái nhìn tổng quát về mặt bằng giá chung của khu vực mình đang quan tâm. Do đó, người mua hay có tâm lý kỳ vọng cao hơn so với giá trị thực tế muốn bỏ ra.
Cần tìm môi giới uy tín, chuyên nghiệp để mua được căn nhà ưng ý - Ảnh minh họa.
Theo các chuyên gia, để mua được căn nhà ưng ý qua môi giới, người mua cần chọn môi giới uy tín, chuyên nghiệp. Đối với môi giới tự do, người mua có thể biết qua bạn bè, người thân giới thiệu, chọn những người có kinh nghiệm, có nhiều giao dịch thành công, có kiến thức thị trường, nắm chắc thủ tục pháp lý,...
Với môi giới từ các công ty, sàn giao dịch bất động sản có đăng ký doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh bất động sản uy tín, chuyên nghiệp được pháp luật công nhận và hồ sơ pháp lý rõ ràng. Những môi giới này chịu sự quản lý của công ty, sàn giao dịch và được đào tạo bài bản về kỹ năng và nguyên tắc hành nghề, có trình độ cao, chuyên nghiệp,... đảm bảo độ tin cậy cao, hạn chế tối đa mức độ lừa gạt khách hàng.
Khi đã kết nối được với nhân viên môi giới, người mua cần kiểm chứng thông tin môi giới đưa ra,bằng cách tự tra thông tin quy hoạch, tham khảo giá đất cùng khu vực, hỏi những người xung quanh. Nếu mua nhà đất riêng, cần kiểm tra lại sổ đỏ thuộc sở hữu của ai, có phải người bán chính chủ hay là đồng sở hữu để yêu cầu hoàn tất giấy tờ pháp lý mua bán, kiểm tra quy hoạch…
Trường hợp, mua nhà dự án người mua có thể liên hệ trực tiếp với đơn vị phân phối dự án hoặc nếu qua môi giới cần yêu cầu cung cấp các giấy tờ hồ sơ pháp lý dự án như Giấy phép xây dựng dự án; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy tờ về bản đồ quy hoạch tỉ lệ 1/500; Giấy tờ giải chấp căn hộ, lô đất định mua... nếu dự án đang thế chấp; Giấy tờ bảo lãnh ngân hàng cho chủ đầu tư với dự án…
Sau khi xem và chốt được sản phẩm ưng ý và tiến hành giao dịch thì người mua cần biết cơ bản về các thủ tục nhà đất liên quan. Nên tham khảo tư vấn của người có kiến thức pháp luật như văn phòng nhà đất hay các luật sư đất đai.
Cuối cùng là khâu thỏa thuận rõ ràng về chi phí môi giới để tránh việc tranh chấp hoặc mâu thuẫn phát sinh.
-
Mua nhà ở TP.HCM còn khó hơn Hong Kong, Seoul...
TP.HCM và Hà Nội là hai thành phố có giá nhà ở mức độ trung bình trong khu vực nhưng lại chênh lệch khá lớn so với thu nhập của người dân. Giá nhà tại TPHCM, Hà Nội cao hơn lần lượt 32 lần và 18 lần thu nhập, cao hơn so với các thành phố khác trong khu vực.
-
Có nên chờ giá căn hộ giảm khi Luật thay đổi?
Việc giá nhà ở, trong đó nổi bật là phân khúc căn hộ tăng phi mã trong thời gian vừa qua khiến những người có nhu cầu thực nản lòng. Trong số đó không ít người đặt kỳ vọng thị trường sẽ có xu hướng giảm giá khi các bộ luật mới có hiệu lực....
-
Tìm được nhà giá phải chăng ở Đức 'như trúng số'
Do nguồn cung khan hiếm, việc thuê căn hộ giá phải chăng hay sở hữu nhà ở xã hội tại Đức được chuyên gia đánh giá như "trúng xổ số".
-
Gen Z giờ mua nhà liều lĩnh hơn thế hệ trước
“An cư lạc nghiệp” không chỉ là câu chuyện của thế hệ trước, mà hiện nay đối tượng là Gen Z, thậm chí Gen Y cũng vô cùng quan tâm đến vấn đề này. Họ sẵn sàng nắm bắt cơ hội sở hữu tổ ấm riêng nếu có thể....