UBND TP.HCM vừa phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc và kiểm đếm phục vụ dự án đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, đoạn đi qua địa bàn thành phố. Theo kế hoạch, tổng diện tích đất cần thu hồi là khoảng 206,5 ha, nằm trên địa bàn hai huyện Củ Chi và Hóc Môn.
Trong đó, huyện Củ Chi chiếm phần lớn với hơn 155 ha đất bị thu hồi tại 5 xã gồm: Tân Thông Hội, Tân An Hội, Tân Phú Trung, Trung Lập Hạ và Phước Thạnh. Còn lại gần 51 ha thuộc huyện Hóc Môn, trải rộng trên các xã Tân Hiệp, Tân Thới Nhì và Đông Thạnh.
UBND TP.HCM giao các địa phương lập phương án thu hồi đất, tiến hành kiểm kê tài sản trên đất và tổ chức tuyên truyền, vận động người dân đồng thuận bàn giao mặt bằng để triển khai dự án đúng tiến độ. Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng cũng được chỉ đạo phối hợp chặt chẽ với các sở ngành để đảm bảo công tác đền bù, hỗ trợ tái định cư minh bạch, đúng quy định.
Cao tốc TP.HCM – Mộc Bài dài hơn 50 km, đi qua TP.HCM và tỉnh Tây Ninh, với điểm đầu tại đường Vành đai 3 (huyện Hóc Môn) và điểm cuối tại quốc lộ 22 (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh). Dự án được đầu tư theo hình thức PPP, tổng mức đầu tư hơn 16.700 tỷ đồng, chia làm hai giai đoạn. Trong đó, TP.HCM đảm nhận đầu tư khoảng 23,7 km đầu tuyến.
Tuyến cao tốc này được kỳ vọng sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến cửa khẩu Mộc Bài, giảm tải cho quốc lộ 22 hiện đang quá tải, đồng thời tăng cường kết nối vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với Campuchia qua hành lang thương mại quốc tế.
Ngoài cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, để tăng cường kết nối với Tây Ninh, TP.HCM dự kiến sẽ được khởi công dự án nâng cấp quốc lộ 22 vào quý II/2026 và hoàn thành trong năm 2028. Đây là một trong những công trình trọng điểm được kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế khu vực Tây Nam bộ.
Theo đó, dự án có tổng chiều dài 9,1 km, kéo dài từ nút giao An Sương (quận 12) đến Đường Vành đai 3 (huyện Hóc Môn). Tuyến đường sẽ được mở rộng từ mặt cắt hiện hữu rộng 20–25 mét lên thành 60 mét, với tổng cộng 10 làn xe. Trong đó, phần đường chính ở giữa gồm 4 làn xe có tốc độ thiết kế 80 km/h, phần đường đô thị hai bên gồm 6 làn xe với tốc độ thiết kế 60 km/h.
Tổng mức đầu tư dự án khoảng 10.424 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư khoảng 6.227 tỷ đồng sẽ được bố trí từ ngân sách TP.HCM, phần còn lại do nhà đầu tư huy động theo hình thức PPP (hợp đồng BOT). Công tác giải phóng mặt bằng sẽ bắt đầu từ tháng 5/2025, dự kiến bàn giao đất vào đầu năm 2026 để tiến hành thi công. Việc lựa chọn nhà đầu tư và ký hợp đồng PPP sẽ hoàn tất trong quý I/2026.
-
Hơn 10.400 tỷ đồng nâng cấp, mở rộng tuyến quốc lộ huyết mạch nối TP.HCM với Tây Ninh
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 22 – tuyến huyết mạch nối TP.HCM với tỉnh Tây Ninh – dự kiến sẽ được khởi công vào quý II/2026 và hoàn thành trong năm 2028. Đây là một trong những công trình trọng điểm được kỳ vọng sẽ tháo gỡ điểm nghẽn hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết vùng và phát triển kinh tế khu vực Tây Nam bộ.
-
TP.HCM chi gần 27.000 tỷ động mở rộng quốc lộ tiếp giáp Long An, Tây Ninh
TP.HCM dự kiến chi gần 27.000 tỷ đồng để mở rộng quộc lộ 1 đoạn tiếp giáp tỉnh Long An và quốc lộ 22 đoạn tiếp giáp Tây Ninh lên 60m. Việc mở rộng hai tuyến quốc lộ này được kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình giao thông tại các cửa ngõ quan trọng của TP.HCM, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường kết nối vùng.
-
Sau Tập đoàn Trung Nam và Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Xây dựng 168 Việt Nam- Công ty cổ phần xây dựng Đắc Đạo - Công ty TNHH Đồng Thuận Hà thì đã có thêm một doanh nghiệp vừa đề xuất được tham gia đầu tư dự án mở rộng quốc lộ 22.








-
TPHCM: Cứu 2 người bị thương trong đám cháy ở chung cư
Nhận tin báo cháy ở chung cư Viễn Đông tại phường 5 (quận 5, TPHCM), lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC-CNCH), Công an TPHCM nhanh chóng có mặt tiếp cận chữa cháy, đưa 2 người bị thương ra ngoài và chuyển đến bệnh viện cấ...
-
Gần 80% nhà đất TP.HCM được gỡ vướng mắc cấp sổ hồng
TP.HCM đã tháo gỡ hơn 78% hồ sơ vướng mắc cấp sổ hồng cho nhà ở thương mại, nhưng vẫn còn hàng nghìn nhà ở thương mại "mắc kẹt" do xung đột về thời điểm định giá đất.
-
TP.HCM khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu có thể trở thành trung tâm kinh tế tầm khu vực
TP.HCM đang chuẩn bị bước vào một thời khắc lịch sử khi đề án sáp nhập với hai tỉnh liền kề là Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu đã được HĐND thành phố thông qua và trình Chính phủ trước ngày 1/5. Nếu được chấp thuận, siêu đô thị mới mang tên TP.HCM sẽ...