Lượng căn hộ giá 2-5 tỷ đồng ngày càng khan hiếm
Số liệu của Savills Việt Nam cho thấy, tại TP.HCM, nguồn cung căn hộ chỉ đạt 10.700 căn vào năm 2023. Trong khi đó, nguồn cung mới vẫn được săn đón. Trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm và giá nhà cao, thị trường chỉ ghi nhận 6.300 giao dịch trong cả năm 2023.
Theo báo cáo, nguồn cung mới chiếm 78% thị phần lượng giao dịch và có tỷ lệ hấp thụ 84%. Những dự án này bán tốt nhờ có pháp lý rõ ràng trước khi ra mắt, thời gian thanh toán dài, hỗ trợ vay ngân hàng và mức giá dễ tiếp cận từ 2-5 tỷ đồng/căn.
Nếu loại trừ nguồn cung mới, giao dịch thị trường vẫn yếu với chỉ 670 căn bán ra, tương ứng mức hấp thụ 14%. Giá bán sơ cấp quay về mức ở năm 2020 với 69 triệu đồng/m2 thông thủy, giảm 36% theo quý và 45% theo năm sau khi nhiều dự án đắt tiền phải tạm đóng bớt giỏ hàng.
Theo bà Giang Huỳnh, Trưởng Bộ phận nghiên cứu thị trường và S22M, Savills TP.HCM, trong năm 2023 TP.HCM không còn các sản phẩm dưới 2 tỷ đồng, 90% các giao dịch thuộc phân khúc từ 2-5 tỷ đồng/căn.
“Trong giai đoạn từ 2024-2026, lượng căn hộ giá 2-5 tỷ đồng ngày càng khan hiếm, nguồn cung tập trung chủ yếu ở phân khúc 5-10 tỷ đồng/căn. Chính vì vậy, người mua nhà tại TP.HCM có thể sẽ chuyển sang mua các sản phẩm ở những khu vực lân cận như Bình Dương, Đồng Nai và Long An với mức giá phải chăng hơn”, bà Giang cho biết.
Số liệu của CBRE cũng cho thấy 84% nguồn cung căn hộ mở bán trong năm 2023 tại TP.HCM là phân khúc cao cấp, giá từ 50-98 triệu đồng mỗi m2. Trong khi đó, phân khúc trung cấp có mức giá bán phù hợp hơn với túi tiền của đại bộ phận người dân lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. Riêng phân khúc bình dân hoàn toàn biến mất ở hai thị trường trong vài năm trở lại đây.
Nguồn cung tương lai ở các tỉnh giáp ranh chủ yếu dưới 5 tỷ đồng/căn
Theo bà Giang Huỳnh, trong năm 2024 có đến 96% nguồn cung tương lai ở Bình Dương, Đồng Nai và Long An nằm ở phân khúc giá dưới 5 tỷ đồng/căn. Do đó, đây được xem là lời giải cho “cơn khát” nhà ở giá rẻ tại khu vực TP.HCM.
Các sản phẩm căn hộ ở Bình Dương, Đồng Nai vẫn giữ được mức giá bán cạnh tranh so với thị trường TP.HCM. Điều này làm cho các khu vực này trở thành điểm đến hấp dẫn cho người mua nhà. Nhu cầu nhà ở tại Bình Dương đang tăng mạnh do sự phát triển của công nghiệp cùng tỷ lệ nhập cư tăng. Điều này tạo ra một sự ổn định về nguồn cầu thị trường và đảm bảo cho việc tiếp tục phát triển của thị trường bất động sản khu vực.
Tuy nhiên, với tốc độ phát triển khá nhanh trong những năm gần đây, nguồn cung căn hộ thứ cấp đã được bàn giao và nguồn cung tương lai dự kiến tại Bình Dương sẽ tăng mạnh, tạo ra áp lực cạnh tranh lớn đối với các dự án mới.
“Điều này có thể gây thách thức trong việc thiết lập mức giá cho các dự án mới, đặc biệt là khi chi phí xây dựng và phát triển dự án ngày càng tăng”, bà Giang nói thêm.
Với sự quan tâm từ các chủ đầu tư trong và ngoài nước, thị trường Bình Dương vẫn đang nhận được nhiều dự án mới. Dự kiến giá căn hộ sơ cấp từ các dự án mới sẽ tăng nhẹ do chi phí phát triển tăng, trong khi giá căn hộ thứ cấp có thể giảm nhẹ trong ngắn hạn do tốc độ hấp thụ của thị trường chậm lại.
Dẫu vậy, đơn vị nghiên cứu thị trường này cho rằng giá sẽ ổn định trong dài hạn khi nhu cầu tăng trở lại. Ở góc độ người mua, việc đánh giá cẩn thận và lựa chọn đúng thời điểm đầu tư sẽ là yếu tố quan trọng cho những người quan tâm đến thị trường này.
-
Nhà giá rẻ sẽ “cứu” thị trường bất động sản?
Trải qua các chu kỳ khủng khoảng, loại hình nhà ở vừa túi tiền được xem là phân khúc gia tăng tính thanh khoản, mang đến tâm lý tích cực cho thị trường. Gần đây, phân khúc nhà ở xã hội, nhà vừa túi tiền phục vụ nhu cầu thật được giới chuyên gia kỳ vọng sẽ là “giải cứu” thị trường bất động sản.
-
Kiều hối về TP.HCM đạt 10 tỷ USD
Nếu tính lũy kế từ đầu năm 2024 đến nay, tổng lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 10,039 tỷ USD, Thời báo Ngân hàng dẫn lời ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM....
-
Thủ Đức 2040: Siêu đô thị 9 phân vùng với hơn 21.000 ha
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 202/QĐ-TTg, phê duyệt đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Đức thuộc TP.HCM đến năm 2040, với mục tiêu trở thành đô thị sáng tạo, dẫn đầu kinh tế khu vực. Quy hoạch chia Thủ Đức thành 9 phân vùng chức năng,...
-
Hàng trăm km đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM sẽ có "bước ngoặt" mới
Hà Nội và TP.HCM đang khẩn trương xây dựng, trình Quốc hội ban hành nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc biệt, đặc thù để phát triển mạng lưới đường sắt đô thị.