TP.HCM định hướng quy hoạch đô thị theo mô hình TOD
Quy hoạch TP.HCM định hướng hạ tầng giao thông
UBND TP.HCM mới đây đã tổ chức hội nghị báo cáo đầu kỳ về điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Hội nghị có sự tham gia của các lãnh đạo các sở ngành, các chuyên gia, nhà khoa học, thảo luận về phương án, mô hình quy hoạch đô thị cho đầu tàu kinh tế phía Nam – TP.HCM.
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Pham Văn Mãi nêu lên một trong những nhiệm vụ chính trong quy hoạch lần này là phát triển không gian đô thị gắn với phát triển hạ tầng giao thông công cộng - mô hình TOD.
Với mục tiêu này, thời gian qua TP.HCM đã rà soát quỹ đất khoảng 10.000 ha xung quanh metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên), metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương), Vành đai 2, Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc TP.HCM - Mộc Bài. Trong đó TP.HCM dự tính sẽ dùng một phần ngân sách đầu tư công thu hồi 1.000 ha, chuyển hóa thành nguồn vốn tiếp tục làm hạ tầng.
Ông Phan Văn Mãi yêu cầu đơn vị tư vấn cùng các sở, ngành phân tích lý do khiến TP.HCM đạt được các kết quả kỳ vọng khi định hướng TOD, chưa thể phát triển đô thị đa trung tâm mà chỉ quy hoạch như "vết dầu loang" thời gian qua.
TP.Thủ Đức được định hướng là thành phố sáng tạo tương tác cao phía Đông
UBND TP.HCM đề nghị đơn vị tư vấn tập trung làm rõ mô hình đô thị đa trung tâm trong quy hoạch. Hiện TP.Thủ Đức (TP.HCM) đã được định hướng là thành phố sáng tạo tương tác cao phía Đông, từ đó lãnh đạo thành phố đặt ra yêu cầu tìm hướng phát triển cho đô thị ở phía Tây, Bắc, Nam.
"Ngoài đô thị trung tâm hiện hữu này, cần hình dung chúng ta hình hành thêm 4-5 đô thị cấp 1 khác, dưới đó là các điểm dân cư đô thị hoặc các điểm dân cư nông thôn”, ông Mãi nhận định.
Góp ý về mô hình đa trung tâm, PGS-TS Trần Trọng Hanh, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cho rằng quá trình phát triển các đô thị phải tương đối độc lập với nhau khoảng 60 - 70%, không phát triển theo kiểu thành phố "ngủ", người dân sáng đi vào trung tâm, chiều về lại nhà.
Đường sắt đô thị và kết nối liên vùng
Chủ tịch thành phố nhấn mạnh việc đầu tư có lộ trình nhưng tiên quyết phải ra được mô hình của các trung tâm này và đầu tư hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
Với mục tiêu gắn liên quy hoạch đô thị với phát triển hạ tầng giao thông, lãnh đạo thành phố đưa ra bài toán về xác định phương thức giao thông liên kết các đô thị trong thành phố cũng như liên kết vùng.
Nêu quan điểm về hệ thống đường sắt đô thị, chủ tịch UBND TP.HCM chỉ ra thực trạng, hiện TP có quy hoạch mạng lưới đường sắt đô thị với 220km. Tuyến 1 đã hoàn thành khoảng 20km, còn lại 200km phân bổ cho các tuyến còn lại.
"TP.HCM đang rà soát quy hoạch lại hệ thống metro này lên gấp đôi. Vậy Bình Dương, Đồng Nai… có tuyến metro không? Chúng ta có cần mạng lưới đường sắt đô thị của vùng không?", ông Mãi nói và đề nghị các chuyên gia, đại biểu dự hội nghị trao đổi làm rõ thêm.
Kết nối vùng cũng là vấn đề được Vụ trưởng Vụ Quy hoạch kiến trúc đặt ra tại hội nghị, cán bộ thuộc Bộ Xây dựng cho rằng TP.HCM cần kết nối với các thành phố, tỉnh lân cận như TP.Biên Hòa, TP.Vũng Tàu (Bà Rịa-Vũng Tàu), Bình Dương, Long An để chia sẻ những vấn đề quá tải về hạ tầng.
-
Top 6 dự án đang triển khai dọc tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên
Theo kế hoạch, tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên đã chạy thử toàn tuyến ngày 29/8 và đi vào vận hành cuối năm nay. Chính vì vậy, những dự án bất động sản xung quanh tuyến metro đang nhận được sự quan tâm rất lớn trên thị trường.
-
TP.HCM có gần 10.000ha làm đô thị dọc các tuyến metro, cao tốc
TP.HCM đã rà soát quỹ đất dọc Metro số 1, Metro số 2, Vành đai 2, Vành đai 3, cao tốc TPHCM – Mộc Bài. Qua đó, rà soát được 10.000ha đất, trong đó có nhiều đất công có thể huy động để khai thác, chuyển hóa thành nguồn lực lớn để đầu tư các dự án khác.







-
TIN VUI cho người dân TP.HCM: Bảo tàng sống 150 năm tuổi, điểm đến của gần 2 triệu người mỗi năm
TP.HCM vừa chính thức sửa đổi quyết định cho thuê đất đối với Thảo Cầm Viên – một trong những biểu tượng xanh lâu đời của thành phố. Động thái này không chỉ điều chỉnh phương án sử dụng đất mà còn giúp gỡ khó cho doanh nghiệp vốn đang gánh khoản nợ t...
-
Thị trường bất động sản đã chuyển biến tích cực
Thị trường bất động sản từ cuối năm 2024, đặc biệt là đầu năm 2025, đã có sự phục hồi và phát triển sau khi Quốc hội và Chính phủ ban hành các cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, các Luật liên quan đến thị trường bất động sản có hiệu lực....
-
Celadon City: Khu đô thị tích hợp năng động và bền vững
Đủ đầy, thuận tiện, năng động, hiện đại nhưng vẫn gắn liền với dòng chảy thiên nhiên nguyên bản. Tất cả tạo nên một khu đô thị tích hợp Celadon City sôi động giao hòa nhịp nhàng trong không gian sinh thái được quy hoạch chỉn chu và bền vững....