Vì sao phải rà soát?
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã có công văn đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn.
Cụ thể, đối tượng rà soát thuộc các dự án có vốn đầu tư đăng ký từ 100 triệu USD trở lên; dự án có diện tích đất sử dụng từ 50 ha trở lên và dự án trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản có diện tích sử dụng đất từ 2ha trở lên tại các địa phương gồm: Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Dự án Empire City tại Thủ Thiêm
Nội dung rà soát liên quan đến tình hình góp vốn, giải ngân vốn đầu tư; việc thực hiện các mục tiêu quy định tại Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; việc thực hiện các cam kết về tiến độ triển khai dự án; tình hình sử dụng đất và việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, xây dựng; việc chấp hành các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước (các loại thuế, phí, tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, quy định về môi trường, đảm bảo về môi trường…)
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, mục đích của việc rà soát là thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao chất lượng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đồng thời rà soát, đánh giá, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động đầu tư nước ngoài.
TP.HCM có những dự án nổi bật nào?
Trong số sáu địa phương được yêu cầu rà soát, TP.HCM là nơi số lượng dự án bất động sản có yếu tố nước ngoài chiếm ưu thế. Trong đó, nhiều dự án có quy mô khủng về vốn đầu tư, diện tích. Các nhà đầu tư phần lớn đến từ hai quốc gia là Singapore và Hàn Quốc.
Cụ thể, Keppel Land, thuộc sở hữu của Tập đoàn Keppel (Singapore) là doanh nghiệp đã và đang góp mặt trong nhiều dự án khu đô thị quy mô lớn ở TP.HCM.
Đáng chú ý nhất phải kể đến dự án Empire City tại khu đô thị Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức). Dự án này có quy mô 14,6ha bao gồm 3.000 căn hộ cao cấp, văn phòng, khu bán lẻ và đặc biệt là tòa tháp phức hợp cao 86 tầng – biểu tượng mới bên sông Sài Gòn.
Cũng tại TP. Thủ Đức, Keppel Land còn là chủ đầu tư dự án đình đám khác là Saigon Sports City có quy mô 64ha vốn đầu tư 500 triệu USD. Dự án này được hướng đến là khu đô thị thể thao đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù được khởi công từ cuối năm 2019 nhưng đến nay tiến độ dự án này gần như đang dậm chân tại chỗ.
Nằm cạnh Saigon Sports City là Palm City cũng do Keppl Land làm chủ đầu tư. Dự án này có quy mô 30.2ha nằm dọc theo bờ sông Giồng Ông Tố và Mương Kinh. Hiện tại, các phân khu nhà phố, căn hộ chung cư tại Palm City đã bàn giao cho khách hàng.
Celadon City của chủ đầu tư Gamuda Land
Capitaland là một chủ đầu tư đến từ khác đến từ Singapore đang có nhiều dư án bất động sản ở Việt Nam. Hiện tại, trên địa bàn TP.HCM doanh nghiệp này đã và đang triển khai một số dự án như D2eight (3,3ha); Dự án Feliz en Vista (2,6ha); Dự án Vista Verde (2,5ha)…
Trong số các doanh nghiệp Hàn Quốc, ông lớn Lotte gây chú ý hơn cả với dự án Lotte Eco Smart City Thủ Thiêm.
Dự án được xây dựng trên khu đất rộng hơn 5ha sẽ bao gồm trung tâm thương mại, văn phòng, khách sạn, căn hộ dịch vụ và khu dân cư cao cấp. Sau nhiều lần điều chỉnh, tổng vốn đầu tư hiện tại của Eco Smart City là khoảng 900 triệu USD.
GS E&C - một doanh nghiệp Hàn Quốc khác đang triển khai dự án Zeitgeist City rộng 350 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè.
Theo tìm hiểu, Zeitgeist gồm 5 giai đoạn phát triển, bao gồm: khoảng 760 biệt thự, 770 căn hộ hạng trung, 13.000 căn hộ cao cấp, 2.6000 căn nằm trong các tòa nhà hỗn hợp, trường học, và tòa nhà hành chính và văn hóa.
Ở phía Tây TP.HCM, nổi bật nhất là dự án khu đô thị Celadon City (quận Tân Phú) của chủ đầu tư Gamuda Land đến từ Malaysia.
Celadon City được ví như Phú Mỹ Hưng thứ 2 ở TP.HCM bởi quy mô hơn 80ha, trong đó điểm nhấn là công viên rộng 16ha nằm trọn vẹn bên trong dự án. Khu nhà ở tại Celadon City được chia làm bốn khu vực gồm Ruby, Emerald, Sapphire, Diamond. Dự án sẽ cung ứng hơn 7.000 căn hộ, đáp ứng nhu cầu ở cho khoảng gần 30.000 người.
Năm 2019, chủ đầu tư dự án này đã bị Thanh tra chính phủ kiến nghị thu hồi hơn 500 tỉ đồng. Đây là số tiền UBND TP.HCM cho phép chủ đầu tư khấu trừ vào tiền sử dụng đất phải nộp đối với diện tích đường giao thông, đất công viên cây xanh, diện tích mặt nước... sai quy định của pháp luật.
Ngoài các tên tuổi trên, hiện tại TP.HCM còn nhiều doanh nghiệp ngoại đã và đang tham gia đầu tư nhiều dự án bất động sản khác như Sunwah Group (dự án Sunwah Pearl, Saigon Pearl); Hong Kong Land (The Mark, The Nassim); Kusto Home (Đảo Kim Cương, Urban Green); Mapletree (One Verandah, RichLane Residences)…
-
Gần 1,52 tỷ USD vốn FDI đổ vào bất động sản trong 2 tháng đầu năm 2022
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 trong danh sách các ngành thu hút vốn đầu tư FDI trong 2 tháng đầu năm với gần 1,52 tỷ USD, chiếm 30,4% tổng vốn đầu tư đăng ký.
-
Khám phá thông tin về tuyến metro số 1: Bạn có biết?
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) là dự án đường sắt đô thị đầu tiên của TP.HCM, được kỳ vọng sẽ thay đổi hoàn toàn diện mạo giao thông thành phố. Hãy cùng khám phá chi tiết giá vé, lộ trình và những lợi ích mà Metro số 1 mang lại....
-
Năm Bảy Bảy muốn rót gần 4.500 tỷ đồng cho dự án khu dân cư NBB Garden III
CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy (HoSE: NBB) đã thông qua nội dung trình Đại hội cổ đông bất thường lần 1 năm 2024. Dự kiến, Đại hội sẽ được tổ chức vào ngày 11/12 tại TP. HCM.
-
Chốt thời điểm bồi thường đất dự án Vành đai 2 qua TP. Thủ Đức
Dự án đường Vành đai 2 đoạn qua địa bàn TP. Thủ Đức sẽ tiến hành chi trả tiền bồi thường đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng trong tháng 12/2024 để khởi công theo kế hoạch.