Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính) vừa công bố Báo cáo nhanh tình hình thu hút Đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Theo đó, trong 6 tháng, tổng vốn đầu tư đăng ký mới, điều chỉnh vốn và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt trên 21,51 tỷ USD, tăng 32,6% so với cùng kỳ năm 2024.
Cụ thể, có 1.988 dự án đầu tư mới (tăng 21,7% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký mới đạt gần 9,3 tỷ USD.
Đồng thời có 826 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 31,1% so với cùng kỳ), tổng vốn đầu tư tăng thêm đạt gần 8,95 tỷ USD (gấp 2,2 lần cùng kỳ).
Ngoài ra, có 1.708 giao dịch góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (tăng 7,6% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 3,28 tỷ USD (tăng 73,6% so cùng kỳ).
Hai dự án tỷ USD của nhà đầu tư Malaysia và Thụy Điển
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Tài chính), trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng trưởng tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025.
Đáng chú ý, vốn đầu tư điều chỉnh tăng gấp 2,2 lần và vốn góp, mua cổ phần tăng 73,6% so với cùng kỳ năm 2024. Cả số lượng dự án đầu tư mới, số lượt điều chỉnh vốn và giao dịch vốn góp, mua cổ phần đều tăng, phản ánh rõ nét niềm tin ngày càng được củng cố của nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư tại Việt Nam. Nhà đầu tư không chỉ tiếp tục lựa chọn Việt Nam là điểm đến mới mà còn sẵn sàng mở rộng quy mô các dự án hiện hữu.
Riêng trong tháng 6, hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài đạt mức cao nhất trong 6 tháng qua với 439 dự án cấp mới, 152 lượt điều chỉnh vốn và 350 lượt vốn góp, mua cổ phần.
Theo đối tác đầu tư, đã có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025.
Đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2025 theo đối tác
Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 4,6 tỷ USD, chiếm hơn 21,4% tổng vốn đầu tư, giảm 24,8% so với cùng kỳ. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 3 tỷ USD, chiếm gần 14,3% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 2 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia với số vốn lần lượt là 2,55 tỷ USD; 2,15 tỷ USD và 1,59 tỷ USD.
Cũng trong 6 tháng đầu năm 2025, Malaysia, Thụy Điển ghi nhận mức tăng đột biến, Malaysia tăng 20 bậc so với cùng kỳ, nổi bật với dự án xây dựng Công viên Yên Sở tại Hà Nội (tổng vốn đầu tư điều chỉnh tăng 1,12 tỷ USD) điều chỉnh vốn trong tháng 5, Thụy Điển tăng 59 bậc với dự án cấp mới lớn trong tháng 6 là Tổ hợp sản xuất tái chế vải polyester (tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD) đầu tư lĩnh vực sản xuất polyester tái chế, tái chế phế liệu dệt may thành hạt nhựa tại Khu kinh tế Nhơn Hội tỉnh Gia Lai.
Gần 5,17 tỷ USD đổ vào ngành kinh doanh bất động sản
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt gần 12 tỷ USD, chiếm 55,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 3,9% so với cùng kỳ.
Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 5,17 tỷ USD, chiếm 24% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; cấp nước và xử lý chất thải với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt gần 1,18 tỷ USD và 902,9 triệu USD.
Cơ cấu vốn đầu tư nước ngoài 6 tháng đầu năm 2025 theo ngành
Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,2%) và số lượt dự án điều chỉnh vốn (chiếm 56,5%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số giao dịch góp vốn, mua cổ phần (chiếm 40,9%).
Theo địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 54 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 6 tháng đầu năm 2025.
Trong đó, TP Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 3,66 tỷ USD, chiếm 17% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 2,8 lần cùng kỳ. Bắc Ninh đứng thứ hai với gần 3,15 tỷ USD, chiếm 14,6% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
TP.HCM đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,7 tỷ USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư cả nước, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ.
Các đối tác đầu tư lớn nhất vẫn là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ Châu Á. Riêng 5 nước dẫn đầu (Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Malaysia) đã chiếm 62,8% số dự án đầu tư mới và 65% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
-
Bắc Ninh đón gần 2,8 tỷ USD vốn FDI, loạt siêu đô thị tỷ đô ồ ạt đổ bộ
Nửa đầu năm 2025, Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là “thỏi nam châm” hút dòng vốn ngoại khi thu hút gần 2,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
-
FDI, pháp lý, dự án gối đầu – Ba động lực giúp bứt tốc bất động sản cuối 2025
Báo cáo mới công bố từ MBS Research dự báo, kết quả kinh doanh (KQKD) quý 2/2025 của nhóm doanh nghiệp bất động sản dân cư vẫn chưa có nhiều đột phá. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực từ thị trường và loạt dự án đang khởi động hứa hẹn một bức tranh tươi sáng vào nửa cuối năm.
-
Bất động sản dân cư quý 2/2025: Pháp lý được gỡ, FDI bơm vốn mạnh
Dù có một vài điểm sáng như mức nền thấp hay sự hồi phục cục bộ ở một số dự án, ngành bất động sản dân cư trong quý 2/2025 vẫn chưa có đột phá rõ rệt. Tuy nhiên, những tín hiệu tích cực về pháp lý, FDI và mở bán mới đang thắp lên kỳ vọng cho nửa cuối năm.








-
Nhật Bản dẫn đầu về số vốn đăng ký đầu tư vào Đà Nẵng với hơn 1,14 tỷ USD
Chiều 4/7, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức hội nghị "Gặp gỡ Nhật Bản: Phát huy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Nhật Bản".
-
Bắc Ninh đón gần 2,8 tỷ USD vốn FDI, loạt siêu đô thị tỷ đô ồ ạt đổ bộ
Nửa đầu năm 2025, Bắc Ninh tiếp tục khẳng định vị thế là “thỏi nam châm” hút dòng vốn ngoại khi thu hút gần 2,8 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái....
-
Tỉnh sát vách Hà Nội hút gần 4,5 tỷ USD chỉ sau 5 tháng
Chỉ trong 5 tháng đầu năm 2025, Hưng Yên đã tạo cú hích lớn trên bản đồ đầu tư khi thu hút tới gần 4,5 tỷ USD vốn trong và ngoài nước, gấp hơn 2 lần so với cả năm 2024 và thiết lập mức kỷ lục chưa từng có trong lịch sử địa phương này....